Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 7 Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Vật nào dưới đây có tác dụng từ?
- A.Một pin còn mới đặt riêng trên bàn.
- B.Một mảnh nilông đã được cọ xát mạnh.
- C.Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
- D.Một đoạn băng dính.
-
Câu 2:
Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
- A.Làm tê liệt thần kinh.
- B.Làm quay kim nam châm
- C.Làm nóng dây dẫn.
- D.Hút các vụn giấy.
-
Câu 3:
Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunphát được biểu hiện ở chỗ:
- A.làm dung dịch này nóng lên
- B. làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn
- C.làm biến đổi màu của 2 thỏi than nối 2 cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này
- D.làm biến đổi màu thỏi than nối với cựa âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
-
Câu 4:
Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện?
- A.Dòng điện chạy qua cơ thể gây co giật các cơ.
- B.Dòng điện chạy qua quạt làm quạt quay.
- C.Dòng điện chạy qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên.
- D.Dòng điện chạy qua mỏ hàn làm cho mỏ hàn nóng lên.
-
Câu 5:
Khi quạt điện hoạt động lâu, sờ vào ta thấy quạt bị nóng lên tương ứng với các tác dụng nào của dòng điện.
- A.Phát sáng
- B.Nhiệt
- C.Từ
- D.Hóa học
-
Câu 6:
Một số học sinh đã đưa ra những kết luận sau đây, khi nói về một số tác dụng của dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt :
Kết luận nào trong các kết luận trên là đúng ?- A.Có thể hút hoặc đẩy một nam châm khi đặt gần nó .
- B.Có thể hút hoặc đẩy một cái đinh bằng thép khi đặt gần nó .
- C.Có thể hút những mẩu giấy vụn như một vật nhiễm điện
- D.Có thể hút các vật bảng đồng cho dù vật này đặt gần hay xa cuộn dây .
-
Câu 7:
Trong các thiết bị sau đây , thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện ?
- A.Nam châm vĩnh cửu
- B.Nam châm điện
- C.Ấm đun nước bằng điện
- D.Bóng đèn điện
-
Câu 8:
Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về các tác dụng của dòng điện?
- A.Cơ co giật là do tác dụng sinh lí của dòng điện .
- B.Tác dụng hóa học sủa dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện .
- C.Hoạt động của ấm điện dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện .
- D. Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện.
-
Câu 9:
Để mạ kẽm cho một dây thép thì phải dùng phương pháp nào là đúng trong các phương pháp sau ?
- A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch .
- B.Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian .
- C.Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm , rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này .
- D.Nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối mạ kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch .
-
Câu 10:
Cần cẩu dùng nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng nào dòng điện?
- A.Tác dụng nhiệt
- B.Tác dụng phát sáng
- C.Tác dụng từ
- D.Tác dụng hóa học