Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 12 Bài 23 Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại.
Câu hỏi trắc nghiệm (19 câu):
-
Câu 1:
Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là:
- A.nhiệt phân CaCl2.
- B.điện phân CaCl2 nóng chảy.
- C.dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.
- D.điện phân dung dịch CaCl2.
-
Câu 2:
Trong khí quyển có các chất sau: O2, Ar, CO2, H2O, N2. Những chất nào là nguyên nhân gây ra sự ăn mòn kim loại phổ biến?
- A.O2 và H2O.
- B.CO2 và H2O.
- C.O2 và N2.
- D.O2, CO2, H2O.
-
Câu 3:
Cho khí CO dư qua hỗn hợp gồm CuO, MgO, Al2O3 nung nóng. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:
- A.Cu, Mg, Al.
- B.Cu, Al2O3, Mg
- C.Cu, Al2O3, MgO.
- D.Cu, Al, MgO.
-
Câu 4:
Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol FeCl3; 0,2 mol CuCl2; 0,1 mol HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Khi ở catot bắt đầu sủi bọt thì ngừng điện phân. Tại thời điểm này khối lượng catot đã tăng lên:
- A.12,8
- B.18,4
- C.12,0
- D.5,6
-
Câu 5:
Cho V lít hỗn hợp khí (ở đkc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,48gam. Giá trị của V là
- A.0,448.
- B.0,672.
- C.0,224.
- D.0,560.
-
Câu 6:
Kim loại điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân :
- A.Mg
- B.Na
- C.Al
- D.Cu
-
Câu 7:
Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
- A.1.
- B.4.
- C.3.
- D.2.
-
Câu 8:
Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 và KCl với điện cực trơ, có màng ngăn xốp. Khi ở cả hai điện cực đều có bọt khí thì dừng lại. Kết quả ở anot có 448ml khí thoát ra (đktc), khối lượng dung dịch sau điện phân giảm m gam và dung dịch sau điện phân có thể hòa tan tối đa 0,8 gam MgO. Giá trị của m là:
- A.2,95
- B.2,89
- C.2,14
- D.1,62
-
Câu 9:
Tiến hành điện phân V lít dung dịch NaCl 1M và CuSO4 1,8M bằng điện cực trơ tới khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Dung dịch sau phản ứng hoà tan tối đa 8,84 gam Al2O3. Giá trị của m là:
- A.34,8
- B.34,5
- C.34,6
- D.34,3
-
Câu 10:
Tiến hành điện phân với điện cực trơ và màng ngăn xốp một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở anot thu được 0,896 lít khí (đkc). Dung dịch sau khi điện phân có thể hòa tan tối đa 3,2 gam CuO. Giá trị của m là:
- A.11,94.
- B.9,60
- C.5,97.
- D.6,40
-
Câu 11:
Một học sinh đã đưa ra các phương án điều chế kim loại Mg như sau :
(1) Kết tủa Mg(OH)2 từ dung dịch MgCl2, nhiệt phân lấy MgO rồi khử bằng H2 Ở nhiệt độ cao để điều chế Mg.
(2) Dùng kim loại mạnh đẩy Mg ra khỏi dung dịch MgCl2
(3) Diện phân dung dịch MgCl2 để thu được Mg.
(4) Cô cạn dung dịch MgCl2, điện phân nóng chảy để thu được Mg.
Trong các phương án trên có bao nhiêu phương án có thể áp dụng để điều chế Mg ?
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 12:
Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 0,5M và FeSO4 0,3M với điện cực trơ và dòng điện I = 5A. Sau 60 phút, khối lượng catot tăng lên là:
- A.5,97 gam
- B.6,40 gam.
- C.3,36 gam.
- D.9,76 gam.
-
Câu 13:
Điện phân dung dịch muối MCln với điện cực trơ. .Khi ở catot thu được 16 gam kim loại M thì ở anot thu được 5,6 lít (đktc). Kim loại M là :
- A.Mg.
- B.Cu.
- C.Ca.
- D.Zn.
-
Câu 14:
Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ nung nóng đựng hồn hợp X gồm Al2O3 , MgO, Fe3O4 , CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
- A.MgO Fe, Cu
- B.Mg, Fe, Cu
- C.MgO, Fe3O4 Cu
- D.Mg, FeO, Cu
-
Câu 15:
Khi điện phân một dung dịch muối, giá trị pH ở khu vực gần một điện cực tăng lên. Dung dịch muối đem điện phân có thể là dung dịch nào sau đây ?
- A.CuSO4
- B.AgNO3
- C.KCl
- D.K2SO4
-
Câu 16:
Khi điện phân một dung dịch chứa Na2SO4, Al2(SO4)3 và H2SO4, quá trình đầu tiên xảy ra ở catot là:
- A.2H2O + 2e → H2 + 2OH-
- B.Na+ + 1e → Na
- C.Al3+ + 3e → Al
- D.2H+ + 2e → H2
-
Câu 17:
Quấn một sợi dây kẽm quanh một thanh thép (là hợp kim của sắt và cacbon) và để ngoài không khi. Hiện tượng quan sát được là:
- A.sợi dây kẽm bị ăn mòn.
- B.kim loại sắt trong thanh thép bị ăn mòn,
- C.sợi dây kẽm và sắt trong thanh thép bị ăn mòn.
- D.hiện tượng ăn mòn không xây ra.
-
Câu 18:
Sơ đồ sau đây mô tả cách điều chế kim loại M :
4M(NO3 )n + 2 nH2 −đpdd→ 4M + 4nHNO3 + nO2
Trong số các kim loại Mg, Al, Fe, Ni, Cu, Ag, có bao nhiêu kim loại có thể áp dụng sơ đồ điều chế trên ?
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
- A.6
- B.5
- C.4
- D.3
-
Câu 19:
Một mẩu kim loại Ag dạng bột có lẫn Fe, Cu. Để loại bỏ tạp chất mà không làm thay đổi khối lượng Ag ban đầu, có thể ngâm mẩu Ag trên vào lượng dư dung dịch nào sau đây ?
- A.HNO3
- B.HCl
- C.AgNO3
- D.Fe(NO3)3