Bài tập SGK Hóa Học 12 Bài 23 Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại.
-
Bài tập 1 trang 103 SGK Hóa học 12
Bằng phương pháp nào có thể điều chế được Ag từ dung dịch AgNO3, điều chế Mg từ dung dịch MgCl2? Viết các phương trình hoá học.
-
Bài tập 2 trang 103 SGK Hóa học 12
Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.
b) Xác định khối lượng của vật sau phản ứng.
-
Bài tập 3 trang 103 SGK Hóa học 12
Để khử hoàn toàn 23,2 gam một oxit kim loại, cần dùng 8,96 lít H2 (đktc). Kim loại đó là:
A. Mg.
B. Cu.
C. Fe.
D. Cr.
-
Bài tập 4 trang 103 SGK Hóa học 12
Cho 9,6 gam bột kim loại M vào 500 ml dung dịch HCl 1M, khi phản ứng kết thúc thu được 5,376 lít H2 (đktc). Kim loại M là:
A. Mg.
B. Ca.
C. Fe.
D. Ba.
-
Bài tập 5 trang 103 SGK Hóa học 12
Điện phân nóng chảy muối clorua M. Ở catot thu được 6 gam kim loại và ở anot có 3,36 lít khí (đktc) thoát ra. Muối clorua đó là:
A. NaCl.
B. KCl.
C. BaCl2.
D. CaCl2.
-
Bài tập 1 trang 143 SGK Hóa 12 Nâng cao
Trong quá trình điện phân dung dịch Pb(NO3)2 với các điện cực trơ, ion Pb2+ di chuyển về
A. Catot và bị oxi hóa
B. Anot và bị oxi hóa
C. Catot và bị khử
D. Anot và bị khử
-
Bài tập 2 trang 143 SGK Hóa 12 Nâng cao
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại và hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh.
B. Ăn mòn kim loại là một quá trình hóa học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axit trong môi trường không khí.
C. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hóa thành ion của nó.
D. Ăn mòn kim loại được chia làm 2 dạng: ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học .
-
Bài tập 3 trang 143 SGK Hóa 12 Nâng cao
Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây thuộc phương pháp nhiệt luyện:
A. C + ZnO → Zn + CO
B. Al2O3 → 2Al + 3/2O2
C. MgCl2 → Mg + Cl2
D. Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
-
Bài tập 5 trang 143 SGK Hóa 12 Nâng cao
Khi nung 23,2 gam sunfua của một kim loại hóa trị hai trong không khí rồi làm nguội sản phẩm thu được một chất lỏng và một chất khí. Lượng sản phẩm khí này làm mất màu 25,4 gam iot. Xác định tên của kim loại đó.
-
Bài tập 23.1 trang 52 SBT Hóa học 12
Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
A. Cu, Al, Mg.
B. Cu, Al, MgO.
C. Cu, Al2O3, Mg.
D. Cu, Al2O3, MgO.
-
Bài tập 23.2 trang 52 SBT Hóa học 12
Hòa tan 28 g Fe vào dung dịch AgNO3 dư đến khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 108g.
B. 162 g.
C. 216 g.
D. 154 g.
-
Bài tập 23.3 trang 53 SBT Hóa học 12
Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện 10A trong một thời gian thu được 0,224 lít khí (đktc) ở anot. Biết điện cực đã dùng là điện cực trơ và hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng catot tăng là
A. 1,28 g.
B. 0,32 g.
C. 0,64 g.
D. 3,2 g.