Bài tập SGK Hóa Học 10 Bài 23 Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua.
-
Bài tập 1 trang 106 SGK Hóa học 10
Cho 20g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
A. 40,5g.
B. 45,5g.
C. 55,5g.
D. 65,5g.
-
Bài tập 2 trang 106 SGK Hóa học 10
Nêu những tính chất vật lí của khí hiđro clorua HCl.
-
Bài tập 3 trang 106 SGK Hóa học 10
Có các chất sau: axit sunfuric đặc, nước, kali clorua rắn. Hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế hidro clorua.
-
Bài tập 4 trang 106 SGK Hóa học 10
Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học của axit clohidric để làm thí dụ:
a) Đó là những phản ứng oxi hóa khử.
b) Đó không phải là những phản ứng oxi hóa khử.
-
Bài tập 5 trang 106 SGK Hóa học 10
Bản chất của các phản ứng điều chế hiđro clorua bằng phương pháp sunfat và phương pháp tổng hợp khác nhau như thế nào? Các phương pháp trên đã dựa vào những tính chất hóa học nào của các chất tham gia phản ứng?
-
Bài tập 6 trang 106 SGK Hóa học 10
Sục khí Cl2 qua dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra?
-
Bài tập 7 trang 106 SGK Hóa học 10
Tính nồng độ của hai dung dịch axit clohidric trong các trường hợp sau:
a) Cần phải dùng 150ml dung dịch HCl để kết tủa hoàn toàn 200g dung dịch AgNO3 8,5%.
b) Khi cho 50g dung dịch HCl vào một cốc đựng NaHCO3 thì thu được 2,24 lít khí ở đktc.
-
Bài tập 23.1 trang 54 SBT Hóa học 10
Phản ứng của khí Cl2 với khí H2 xảy ra ở điều kiện nào sau đây ?
A. Nhiệt độ thấp dưới 0°C.
B. Trong bóng tối, nhiệt độ thường 25°C.
C. Trong bóng tối.
D. Có chiếu sáng.
-
Bài tập 23.2 trang 54 SBT Hóa học 10
Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm ?
A. H2 + Cl2 → 2HCl
B. Cl2 + H2O → HCl + HClO
C. Cl2 + SO2 + H2O → 2HCl + H2SO4
D. NaCl(r) + H2SO4 (đặc) → NaHSO4 + HCl
-
Bài tập 23.3 trang 55 SBT Hóa học 10
Chất nào sau đây không thể dùng để làm khô khí hiđro clorua?
A. P2O5
B. NaOH rắn
C. Axít sunfuric đậm đặc
D. CaCl2 khan
-
Bài tập 23.4 trang 55 SBT Hóa học 10
Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử
A. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
B. 2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O
C. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
D. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
-
Bài tập 23.5 trang 55 SBT Hóa học 10
Khí HCl tan nhiều trong nước là do
A. phân tử HCl phân tử cực mạnh
B. HCl có liên kết hiđro với nước
C. phân tử HCl có liên kết cộng hóa trị
D. HCl là chất rắn háo nước