Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 9 Bài 20: Tổng kết chương I Điện Học.
Câu hỏi trắc nghiệm (21 câu):
-
Câu 1:
Đặt một hiệu điện thế 3V vào hai đầu dây dẫn bằng hợp kim thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là 0,2A. Hỏi nếu tăng thêm 12V nữa thì cường độ dòng điện chạy qua nó có giá trị nào dưới đây:
- A.0,6A.
- B.0,8A.
- C.1A .
- D.Một giá trị khác các giá trị trên.
-
Câu 2:
Đặt một HĐT U vào hai đầu các dây dẫn khác nhau và đo cường độ dòng điện I chạy qua mỗi dây dẫn đó. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi tính thương số \(U \over I \)cho mỗi dây dẫn?
- A.Thương số này có giá trị như nhau đối với các dây dẫn.
- B.Thương số này có giá trị càng lớn đối với dây dẫn nào thì dây dẫn đó có điện trở càng lớn.
- C.Thương số này có giá trị càng lớn đối với dây dẫn nào thì dây dẫn đó có điện trở càng nhỏ.
- D.Thương số này không có giá trị xác định đối với mỗi dây dẫn.
-
Câu 3:
Điện trở R1=30 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2A và điện trở R2=10 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 1A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở này vào HĐT nào dưới đây?
- A.80V, vì điện trở tương đương của mạch là 40Ω và chịu đựng dòng điện có cường độ lớn nhất 2A.
- B.70V, vì điện trở R1 chịu được HĐT lớn nhất 60V, điện trở R2 chịu được 10V.
- C.120V, vì điện trở tương đương của mạch là 40Ω và chịu đựng dòng điện có cường độ tổng cộng 3A.
- D.40V, vì điện trở tương đương của mạch là 40Ω và chịu đựng dòng điện có cường độ 1A.
-
Câu 4:
Điện trở R1=30 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2A và điện trở R2=10 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 1A. Có thể mắc song song hai điện trở này vào HĐT nào dưới đây?
- A.10V.
- B.22,5V.
- C.60V.
- D.15V.
-
Câu 5:
Một bếp điện loại 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước có nhiệt độ ban đầu 25oC . Hiệu suất của quá trình đun là 85%.biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Nếu gập đôi dây điện trở của bếp này và vẫn sử dụng hiệu điện thế 220V thì thời gian đun sôi 2l nước có nhiệt độ ban đầu và hiệu suất như trên là bao nhiêu?
- A.370s
- B.120s
- C.74s
- D.185s
-
Câu 6:
Một khu dân cư sử dụng công suất điện trung bình là 4,95 kW với hiệu điện thế 220V. Dây tải điện từ trạm cung cấp tới khu dân cư này có điện trở tổng cộng là 0,4 .
a. Tính tiền điện mà khu này phải trả trong một tháng ( 30 ngày), biết răng thời gian dùng điện trong một ngày trung bình là 6 giờ, và giá điện là 700 đồng mỗi kW.h.
b. Tính điện năng hao phí trên dây tải điện trong một tháng.
- A.891 đồng,36,5 kWh
- B.891 đồng,72 kWh
- C.62370 đồng,36,5 kWh
- D.62370 đồng,72 kWh
-
Câu 7:
Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
... dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở dây.
- A.Điện tích.
- B.Điện lượng.
- C.Hiệu điện thế.
- D.Cường độ.
-
Câu 8:
Công thức biểu thị định luật Ôm là:
- A.R = U/I
- B.I = R/U
- C. I = U/R
- D.R = U/I
-
Câu 9:
Cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với 1 dây dẫn khác nhau. Dựa vào đồ thị cho biết điện trở R1,
R2, R3 có giá trị là:
- A.R1 = 20Ω, R2 = 120Ω, R3 = 60Ω
- B.R1 = 12Ω, R2 = 8,3Ω, R3 = 4,16Ω
- C.R1 = 60Ω, R2 = 120Ω, R3 = 240Ω
- D.R1 = 30Ω, R2 = 120Ω, R3 = 60Ω
-
Câu 10:
Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu cường độ dòng điện chạy qua nó là 1A thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là:
- A.12V.
- B.9V.
- C.20V.
- D.18V.
-
Câu 11:
Một mạch điện gồm 3 điện trở R1 = 2Ω, R2 = 5Ω, R3 = 3Ω, mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1,2A. Hệu điện thế đầu mạch U là:
- A.10V
- B.11V
- C.12V
- D.13V
-
Câu 12:
Hai điện trở R1 = 3Ω, R2 = 2Ω mắc nối tiếp; cường độ dòng điện qua mạch là 0,12A. Nếu mắc song song hai điện trở trên vào mạch thì cường độ dòng điện là:
- A.1,2A
- B.1A
- C.0,5A
- D.1,8A
-
Câu 13:
Cho hai điện trở R1 và R2, biết R2 = 3R1 và R1 = 15Ω. Khi mắc hai điện trở này nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế 120V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là:
- A.2A
- B.2,5A
- C.4A
- D.0,4A
-
Câu 14:
Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?
- A.Tăng 5V.
- B.Tăng 3V.
- C.Giảm 3V
- D.Giảm 2V.
-
Câu 15:
Một dây dẫn có điện trở 50Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn là:
- A.1500V.
- B.15V
- C. 60V.
- D.6V.
-
Câu 16:
Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn cần các dụng cụ gì và mắc dụng cụ đó với vật cần đo là:
- A. Điện kế mắc song song với vật cần đo.
- B.Vôn kế mắc nối tiếp với vật cần đo.
- C.Ampe kế mắc nối tiếp với vật cần đo.
- D.Ampe kế mắc song song với vật cần đo.
-
Câu 17:
Một dây dẫn dài 120m được uốn thành một cuộn dây. Khi đặt một hiệu điện thế 30V vào hia đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua nó là 125mA.
Mỗi đoạn dây dài 1m sẽ có điện trở là:
- A.1Ω
- B.2Ω
- C.3Ω
- D.4Ω
-
Câu 18:
Một đoạn mạch điện gồm hai điện trở R1 = 6Ω, R2 = 3Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là:
- A.R = 9Ω và I = 0,6A
- B.R = 9Ω và I = 1A
- C. R = 2Ω và I = 1A
- D.R = 2Ω và I = 3A
-
Câu 19:
Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng lên đến 15V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là:
- A.1,2A
- B.1A
- C.0,9A
- D.1,8A
-
Câu 20:
Một dây điện trở có chiều dài 12m và có điện trở 36Ω. Điện trở dây dẫn khi cắt ngắn dây đi 2m là:
- A.10Ω
- B.20Ω.
- C.30Ω.
- D.40Ω.
-
Câu 21:
Cho điện trở R1 = 100Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,6A và điện trở R2 = 50Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,4A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở trên vào hiệu điện thế tối đa là:
- A.U = 80V
- B.U = 60V
- C.U = 90V
- D.U = 30V