Thông qua bài học này "Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" chúng ta biết được nội dung Hiến pháp 1992. Nhận biết Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước. Học sinh có thói quen sống và làm việc theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật. Mời các em cùng tìm hiểu bài học này.
Tóm tắt bài
1.1. Giới thiệu chung về Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật?
- Cơ quan có quyền lực ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật là Quốc Hội
- Nhà nước cộng hòa XHCN VN ra đời vào năm nào?
- Năm 1945
- Từ khi thành lập đến nay nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp ? Vào năm nào?
- Từ khi thành lập nước cho đến nay đã ban hành 4 bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992.
- Hiến pháp 1946 sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước ban hành Hiến pháp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- Hiến pháp 1959 của thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.
- Hiến pháp 1980 của thời kì quá độ lên CNXH trên phạm vi cả nước.
- Hiến pháp 1992 của thời kì đổi mới.
- Từ khi thành lập nước cho đến nay đã ban hành 4 bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992.
- Hiến pháp nào sửa đổi ,bổ sung? Vì sao có sự sửa đổi và bổ sung?
- Hiến pháp sửa đổi, bổ sung là: 1959, 1980, 1992. Cho phù hợp với tình hình của đất nước.
- Em hiểu gì về Hiến pháp Việt Nam?
- Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng.
- Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992 được Quốc hội nước cộng hòa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII kì họp thứ 11 nhất trí thông qua phiên họp ngày 15.4.1992 và được Quốc hội khóa X kì họp thứ 10 sửa đổi ,bổ sung một số điều theo nghị quyết số 51/2000 /QH 10. Hiến pháp bao gồm 147 điều chia làm 12 chương.
- Chương 1: Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - chế độ chính trị (Điều 1- 14 )
- Chương 2: Chế độ kinh tế (Điều 15-29)
- Chương 3: Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ (Điều 30-43)
- Chương 4: Bảo vệ tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa (Điều 44-48)
- Chương 5: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 49-82)
- Chương 6: Quốc hội (Điều 83-100)
- Chương 7: Chủ tịch nước (Điều 101-108)
- Chương 8: Chính phủ (Điều 109- 117)
- Chương 9: Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân (Đ118-125)
- Chương 10 : Tòa án nhân dân và kiểm sát nhân dân (Điều 126-140)
- Chương 11: Quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, ngày quốc khánh thủ đô (Điều 141 -145)
- Chương 12 : Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp (Điều 116- 147)
1.2. Đặt vấn đề
- Điều 8 Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em “ Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể danh dự nhân phẩm.”
- Giữa các Hiến pháp và các điều luật có mối quan hệ với nhau ,mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp và là sự cụ thể hóa Hiến pháp.
- Khẳng định Hiền pháp là cơ sở là nền tảng của hệ thống pháp luật Việt Nam.
1.3. Nội dung bài học
a. Khái niệm
- Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và không được trái với Hiến pháp.
- Hiến pháp được ban hành sửa đổi năm 1992
- Bao gồm các bộ luật:
- Bộ luật hình sự
- Bộ luật tố tụng hình sự
- Bộ luật dân sự
- Bao gồm các luật:
- Luật giáo dục
- Luật hôn nhân và gia đình
- Luật khiếu nại và tố cáo
- Bao gồm các văn bản dưới pháp luật
- Lệnh
- Quyết định của Chủ tịch nước
- Nghị quyết
- Nghị định
- Thông tư,...
- Bao gồm các bộ luật:
b. Việc ban hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992
- Điều 83: Quốc hội là cơ quan cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội là cơ quan cao nhất có quyền lập Hiến và lập Pháp.
- Điều 147: Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
c. Nội dung Hiến pháp qui định các chế độ
- Chế độ chính trị
- Chế độ kinh tế
- Chính sách xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ
- Bảo vệ Tổ quốc
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Tổ chức bộ máy nahf nước
d. Việc xây dựng Hiến Pháp
- Giai đoạn I: Đưa ra sáng quyền lập Hiến, tức là giai đoạn xác lập sự cần thiết phải xây dựng hoặc sửa đổi Hiến pháp.
- Giai đoạn II: Là giai đoạn soạn thảo bản dự thảo Hiến pháp.
- Giai đoạn II: Là giai đoạn soạn thảo bản dự thảo Hiến pháp.
- Giai đoạn IV: Là giai đoạn thảo luận thông qua Hiến pháp tại Quốc hội, dự thảo hiến pháp được Quốc hội thông qua phải có ít nhất 2/3 số đại biểu có mặt đồng ý.
2. Luyện tập Bài 20 GDCD 8
Học xong bài này các em cần nắm được nội dung sau:
- Hiểu được Hiến pháp là gì? Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật.
- Biết được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 1980
- B. 1960
- C. 2013
- D. 1946
-
- A. 10 chương 150 điều
- B. 15 chương 110 điều
- C. 11 chương 120 điều
- D. 14 chương 127 điều
-
- A. Trình tự và thủ tục đặc biệt
- B. Đa số
- C. Luật hành chính
- D. Sự hướng dẫn của chính phủ
Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
3. Hỏi đáp Bài 20 GDCD 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!