Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Pháp luật nước ta thừa nhận và bảo vệ quyền cơ bản của công dân theo khuôn khổ của pháp luật nước cộng hòa XHCN Việt Nam, trong đócó quyền khiếu nại tố cáo của công . Muốn biết quyền khiếu nại tố cáo của công dân là gì, các quyền đó được thực hiện như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay: Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân 

Tóm tắt bài

1.1. Đặt vấn đề

  • Nghi ngờ một địa điểm là nơi buôn bán, tiêm chích ma túy em sẽ xử lí như thế nào?
    • Báo cho cơ quan chức năng theo dõi. Nếu đúng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lí theo quy định của pháp luật 
  • Biết ngừời lấy cắp xe đạp của bạn cùng lớp em sẽ xử lí như thế nào?
    • Em sẽ báo cho nhà trường hoặc cơ quan công an nơi em ở về hành vi lấy cắp xe đạp của bạn , để nhà trường hoặc công an xử lí theo quy định của pháp luật. 
  • Theo em anh H phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
    • Anh H khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có trách nhiệm yêu cầu ngừơi giám đốc giải thích; lí do đuổi việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
  • Qua 3 tình huống trên em rút ra cho mình được bài học gì?
    • Khi biết được công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật, làm thiệt hại đến lợi ích của mính và nhà nước thì chúng ta phải khiếu nại, tố cáo để bảo vệ lợi ích của mình và tránh thiệt hại cho xã hội.
  • Trong 3 trường hợp trên thì trường hợp nào sẽ sử dụng quyền khiếu nại? Trường hợp nào sử dụng quyền tố cáo .
    • Trường hợp 1,2 là tố cáo
    • Trường hợp 3 là khiếu nại

1.2. Nội dung bài học

a. Khái niệm

  • Quyền khiếu nại
    • Là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo qui định của pháp luật, quyết định kỉ luật khi cho rằng  quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích của mình, người khiếu nạo có thể trực tiếp khiếu nại đến cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo qui định của pháp luật. 
  • Quyền tố cáo
    • Là quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại đe dọa đến lợi ích của nhà nước, lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức. 
  • Cách thực hiện quyền khiếu nại tố cáo
    • người tố cáo có thể gửi đơn hoặc trực tiếp đến các cơ quan tổ chức có thẩm quyền để tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. 

b. Giống nhau

  • Điểm giống nhau
    • Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp 
    • Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân 
    • Là phương tiện công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội
  • Điểm khác nhau
    • Khiếu nại: Là người trực tiếp bị hại
    • Tố cáo: Mọi công dân có quyền để ngăn chặn hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân

c. Trách nhiệm công dân

  • Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại quyền khiếu nại tố cáo cần trung thực và khách quan, thận trọng.
    • Trách nhiệm của người khiếu nại tố cáo là gì? 
      • Người khiếu nại tố cáo phải là người có năng lực hành vi đủ 18 tuổi trở lên.
      • Người tố cáo bất kể cả ai không phân biệt tuổi nghề nghiệp.
    • Theo em công dân có quyền khiếu nại, tố cáo như thế nào trong việc thực hiện chính sách pháp luật thuế ?( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )
      • Công dân có quyền khiếu nại nếu cơ quan thuế thực hiện không đúng
      • Công dân có quyền tố cáo người trốn thuế, gian lận trong thu nộp thuế
      • Công dân phải tích cực học tập nâng cao trình độ nhận thức để có thể sử dụng đúng quyền khiếu nại tố cáo. Khi thực hiện phải khách quan trung thực và thận trọng, không được sử dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. 

d.Trách nhiệm của nhà nước

  • Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại tố cáo hoặc lợi dụng quyền hạn khiếu nại tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại cho người khác. 

2. Luyện tập Bài 18 GDCD 8

Qua bài học này các em cần nắm đucợ các nội dung sau:

  • Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo, biết được cách thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
  • Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo và phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và không đúng quyền khiếu nại, tố cáo, biết cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại và tố cáo

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 52 SGK GDCD 8

Bài tập 2 trang 52 SGK GDCD 8

Bài tập 3 trang 52 SGK GDCD 8

Bài tập 4 trang 52 SGK GDCD 8

3. Hỏi đáp Bài 18 GDCD 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?