Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Với bài học này các em sẽ tìm hiểu, các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và trên thế giới vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau đã tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực cũng như giữa các khu vực với nhau, góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên. Đồng thời cũng thúc đấy quá trình mở rộng thị trường các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.Và để hiểu xu thế toàn cầu hóa là như thế nào xin mời các em tìm hiểu bài học: Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Tóm tắt lý thuyết

  • Vì  sao phải toàn cầu hóa: Xuất phát từ nhu cầu tăng cường mở rộng sự liên kết hợp tác giữa các nước trên thế giới về tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, khoa học, môi trường, an ninh. nhằm khai thác hiệu quả nhất nguồn nội lực và tranh thủ nguồn ngoại lực.

1.1. Xu hướng toàn cầu hóa

  • Là quá trình liên kết các quốc gia về kinh tế, văn hóa, khoa học,… Trong đó toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ nhất đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế  giới.

1. Toàn cầu hóa về kinh tế

a. Thương mại phát triển

  • Tốc độ tăng trưởng ngoại thương cao.
  • Hình thành tổ chức Thương mại toàn cầu WTO.

b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh

  • Tổng giá trị đầu tư tăng nhanh.
  • Đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ.

c. Thị trường tài chính mở rộng

  • Hình thành mạng lưới liên kết tài chính.
  • Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB… đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế - xã hội thế giới.

d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: (MNC: Multinational company)

  • Số lượng ngày càng nhiều.
  • Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại. 

2. Hệ quả của toàn cầu hóa

  • Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.
  • Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nước.

1.2. Xu hướng khu vực hóa kinh tế

1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực

  • Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích.
  • Các tổ chức liên kết khu vực: AFTA, EU, ASEAN, APEC…

2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế

  • Tích cực: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích kinh tế các nước thành viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế.
  • Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền kinh tế, quyền lực quốc gia.

2. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này các em phải nắm được thế nào là toàn cầu hóa, các biểu hiện và hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, nắm được khu vực hóa kinh tế với các tổ chức liên kết kinh tế tiêu biểu và hệ quả của khu vực hóa kinh tế.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 11 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 12 SGK Địa lý 11

Bài tập 2 trang 12 SGK Địa lý 11

Bài tập 3 trang 12 SGK Địa lý 11

Bài tập 1 trang 10 SBT Địa lí 11

Bài tập 2 trang 11 SBT Địa lí 11

Bài tập 4 trang 12 SBT Địa lí 11

Bài tập 5 trang 12 SBT Địa lí 11

Bài tập 1 trang 5 Tập bản đồ Địa Lí 11

Bài tập 2 trang 6 Tập bản đồ Địa Lí 11

Bài tập 3 trang 7 Tập bản đồ Địa Lí 11

Bài tập 4 trang 7 Tập bản đồ Địa Lí 11

Bài tập 5 trang 7 Tập bản đồ Địa Lí 11

3. Hỏi đáp Bài 2 Địa lí 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?