Bài tập trắc nghiệm Toán 8 Bài 2: Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét - Luyện tập.
Câu hỏi trắc nghiệm (14 câu):
-
Câu 1:
Chọn câu sai. Cho hình vẽ:
- A.\(\frac{{AD}}{{AB}} = \frac{{A{\rm{E}}}}{{AC}} \Rightarrow DE//BC\)
- B.\(\frac{{AD}}{{DB}} = \frac{{A{\rm{E}}}}{{EC}} \Rightarrow DE//BC\)
- C.\(\frac{{AB}}{{DB}} = \frac{{A{\rm{C}}}}{{EC}} \Rightarrow DE//BC\)
- D.\(\frac{{AD}}{{DE}} = \frac{{A{\rm{E}}}}{{ED}} \Rightarrow DE//BC\)
-
Câu 2:
Tìm giá trị của x trên hình vẽ
- A.\(x = \frac{{21}}{5}\)
- B.x = 2,5
- C.x = 7
- D.\(x = \frac{{21}}{4}\)
-
Câu 3:
Cho tam giác ABC có trung tuyến AM. Từ một điểm E trên cạnh BC ta kẻ tia Ex song song với AM và cắt tia CA,BA lần lượt tại F và G. So sánh \(\frac{{{\rm{EF + EG}}}}{2}\) và AM
- A.\(\frac{{{\rm{EF + EG}}}}{2} \ge AM\)
- B.\(\frac{{{\rm{EF + EG}}}}{2} < AM\)
- C.\(\frac{{{\rm{EF + EG}}}}{2} > AM\)
- D.\(\frac{{{\rm{EF + EG}}}}{2} = AM\)
-
Câu 4:
Cho hình thang ABCD (AB // CD) có BC= 15cm. Điểm E thuộc cạnh AD sao cho \(\frac{{A{\rm{E}}}}{{A{\rm{D}}}} = \frac{1}{3}\). Qua E kẻ đường thẳng song song với CD cắt BC ở F. Tính độ dài BF
- A.10 cm
- B.5 cm
- C.10 cm
- D.7 cm
-
Câu 5:
Cho tam giác ABC. Một đường thẳng song song với BC cắt các cạnh AB và AC theo thứ tự ở D và E. Chọn câu đúng.
- A.\(\frac{{AD}}{{AB}} + \frac{{CE}}{{CA}} = 1\)
- B.\(\frac{{AD}}{{AB}} + \frac{{CA}}{{CE}} = 1\)
- C.\(\frac{{AB}}{{AD}} + \frac{{CE}}{{CA}} = 1\)
- D.\(\frac{{CA}}{{AB}} + \frac{{CE}}{{CA}} = 1\)
-
Câu 6:
Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AD. Gọi K là điểm thuộc đoạn thẳng AD sao cho \(\frac{{AK}}{{K{\rm{D}}}} = \frac{1}{2}\). Gọi E là giao điểm của BK và AC. Tính tỉ số \(\frac{{AE}}{{EC}}\)
- A.4
- B.\(\frac{1}{3}\)
- C.\(\frac{1}{2}\)
- D.\(\frac{1}{4}\)
-
Câu 7:
Cho hình thang ABCD (AB // CD) có diện tích 36cm2, AB = 4cm, CD = 8cm. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo. Tính diện tích tam giác COD.
- A.8 cm2
- B.6 cm2
- C.16 cm2
- D.32 cm2
-
Câu 8:
Cho điểm M thuộc đoạn thẳng AB. Vẽ về một phía của AB các tam giác đều AMC và MBD. Gọi E là giao điểm của AD và MC, F là giao điểm của BC và DM. Đặt MA = a, MB = b. Tính ME, MF theo a và b
- A.\(ME = \frac{{ab}}{{b + a}};MF = \frac{a}{{b + a}}\)
- B.\(ME = MF = \frac{{ab}}{{b + a}}\)
- C.\(ME = \frac{b}{{b + a}};MF = \frac{a}{{b + a}}\)
- D.\(ME = MF = \frac{{a-b}}{{b + a}}\)
-
Câu 9:
Cho điểm M thuộc đoạn thẳng AB. Vẽ về một phía của AB các tam giác đều AMC và MBD. Gọi E là giao điểm của AD và MC, F là giao điểm của BC và DM. Tam giác MEF là tam giác gì? Chọn đáp án đúng nhất
- A.Tam giác MEF đều
- B.Tam giác MEF cân tại M
- C.Tam giác MEF cân tại N
- D.Cả A, B, C đều sai
-
Câu 10:
Cho tứ giác ABCD, lấy bất kì điểm E thuộc BD. Qua E vẽ EF song song với AD (F thuộc AB), vẽ EG song song với DC (G thuộc BC). Chọn khẳng định sau
- A.\(\frac{{BE}}{{E{\rm{D}}}} = \frac{{BG}}{{GC}}\)
- B.\(\frac{{BF}}{{F{\rm{A}}}} = \frac{{BG}}{{GC}}\)
- C.FG // AC
- D.FG // AD
-
Câu 11:
Cho tam giác ABC có AM là đường trung tuyến, N là điểm trên đoạn thẳng AM. Gọi D là giao điểm của CN và AB, E là giao điểm của BN và AC. Chọn khẳng định đúng nhất
- A.DE // BC
- B.\(\frac{{A{\rm{D}}}}{{B{\rm{D}}}} = \frac{{A{\rm{E}}}}{{CE}}\)
- C.Cả A, B đều đúng
- D.Cả A, B đều sai
-
Câu 12:
Cho hình vẽ
Tính BN, MN
- A.BN=3,75; MN=2,25
- B.BN=3,25 ; MN=2,75
- C.BN=2,25 ; MN=3,75
- D.BN=60 ; MN=36
-
Câu 13:
Điền vào chỗ trống: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và định ra trên hai cạnh này những đoạn thẳng .......................... thì đường thẳng đó song song với cạnh còn lại của tam giác.
- A.bằng nhau
- B.song song
- C.tương ứng tỉ lệ
- D.cắt nhau
-
Câu 14:
Hai đoạn thẳng AB=18cm, CD=48cm tỉ lệ với hai đoạn thẳng A′B′=15cm và C′D′. Đoạn thẳng C′D′ có độ dài (theo đơn vị cm) là:
- A.5,625
- B.40
- C.57,6
- D.60