Trong bài này các em được tìm hiểu về sơ lược cấu tạo cơ thể con người, khái quát chung các phần, cơ quan, hệ cơ quan trên cơ thể người và sự kết hợp nhịp nhàng thống nhất hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cấu tạo
1.1.1. Các phần cơ thể
Cơ thể người được bao bọc bởi một lớp da. Trên da có nhiều lông nhỏ, mọc không đều nhau. Trong da có mạch máu, đầu mút các dây thần kinh và tuyến mồ hôi. Da bảo vệ các cơ quan trong cơ thể tránh được những ảnh hưởng có hại của môi trường ngoài, góp phần giữ nhiệt độ cơ thể không đổi. Dưới da là lớp mỡ, dưới lớp mỡ là cơ và xương. Cơ tạo nên hình dạng ngoài cơ thể, xương làm thành cái khung bảo vệ cơ thể và các nội quan.
- Cơ thể người có 3 phần: đầu, thân và tay chân.
- Có 2 khoang cơ thể lớn nhất là khoang ngực và khoang bụng. 2 khoang này nằm ở phần thân và ngăn cách nhau bởi cơ hoành.
Khoang cơ thể chứa các cơ quan nội tạng:
- Khoang ngực chứa: tim, phổi, khí quản, thực quản.
- Khoang bụng chứa: dạ dày, ruột, gan, túi mật, tuy, lách, thận, bóng đái, cơ quan sinh dục.
1.1.2. Các hệ cơ quan
Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là: hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ sinh dục.
Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có da, các giác quan, các hệ cơ quan là hệ sinh dục giúp duy trì nòi giống, hệ nội tiết giúp điều khiển, điều hoà quá trình trao đổi chất của cơ thể bằng hoocmôn.
1.2. Sự phối hợp vận động giữa các cơ quan
-
Cơ thể là một khối thống nhất.
-
Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh (cơ chế thần kinh) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc-môn do các tuyến nội tiết tiết ra (cơ chế thể dịch).
-
Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn (hệ tuần hoàn), thở nhanh và sâu (hệ hô hấp), mồ hôi tiết nhiều (hệ bài tiết),...
-
Có thể hình dung mối quan hệ giữa các cơ quan theo sơ đồ sau:
2. Luyện tập Bài 2 Sinh học 8
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Kể tên và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể.
- Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong điều hoà hoạt động các cơ quan.
- Trình bày được các hệ cơ quan và vai trò của chúng trong cơ thể
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Cơ ngực
- B. Cơ bụng
- C. Cơ hoành
- D. Cơ ngực và cơ bụng
-
Câu 2:
Khoang ngực chứa các cơ quan
- A. Tim và phổi
- B. Tim, gan, ruột, dạ dày
- C. Dạ dày, ruột, gan
- D. Dạ dày và ruột
-
Câu 3:
Khoang bụng chứa
- A. Tim và phổi
- B. Dạ dày, ruột, gan, tuỵ, hệ bài tiết và hệ sinh dục
- C. Hệ bài tiết và hệ sinh dục
- D. Cả A, B và C
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 8 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 10 SGK Sinh học 8
Bài tập 2 trang 10 SGK Sinh học 8
Bài tập 2 trang 5 SBT Sinh học 8
Bài tập 3 trang 7 SBT Sinh học 8
Bài tập 1 trang 29 SBT Sinh học 8
Bài tập 5 trang 8 SBT Sinh học 8
Bài tập 18 trang 11 SBT Sinh học 8
Bài tập 19 trang 11 SBT Sinh học 8
Bài tập 20 trang 11 SBT Sinh học 8
Bài tập 21 trang 11 SBT Sinh học 8
Bài tập 22 trang 11 SBT Sinh học 8
Bài tập 27 trang 12 SBT Sinh học 8
3. Hỏi đáp Bài 2 Chương 1 Sinh học 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!