Nội dung bài giảng Bài 2: Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế giúp bạn tìm hiểu về các công thức tính giá trị gia tăng, các khoản tiết kiệm và đầu tư, khấu hao... Mời các bạn cùng tham khảo.
Tóm tắt lý thuyết
1. Dòng chu chuyển kinh tế
Một nền kinh tế là một hệ thống đan xen chặt chẽ của các tác động qua lại giữa nhà sản xuất, người tiêu dùng và chính phủ, trong đó các dòng tài chính (tiền) và dòng hiện vật (các yếu tố sản xuất, hàng hóa và dịch vụ) lưu chuyển trong một chu kỳ tuần hoàn liên tục. Chu chuyển kinh tế được định nghĩa như sự trình bày đơn giản những mối quan hệ giữa các tác nhân kinh tế khác nhau.
Để có thể hiểu được các quan hệ này, các nhà kinh tế đã đưa ra 3 mô hình kinh tế là:
- Nền kinh tế đơn giản: là nền kinh tế không có chính phủ, không có ngọai thương; nghĩa là nền kinh tế chỉ có hai khu vực là các hộ gia đình và các doanh nghiệp.
- Nền kinh tế đóng: là nền kinh tế có chính phủ, không có khu vực nước ngoài; nền kinh tế có ba khu vực là: các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính phủ.
- Nền kinh tế mở: là nền kinh tế có chính phủ, có ngọai thương; nền kinh tế có bốn khu vực là: các hộ gia đình, các doanh nghiệp, chính phủ và khu vực nước ngoài.
Chúng ta bắt đầu bằng một mô hình đơn giản chỉ có hai khu vực là các hộ gia đình và các doanh nghiệp - Mô hình sẽ được mở rộng dần cho đến khi nó hoàn chỉnh, sát với thực tế.
Các giao dịch của các doanh nghiệp & hộ gia đình
CÁC Hộ GIA ĐÌNH | CÁC DOANH NGHIỆP |
Sở hữu các yếu tố sản xuất (lao động, vốn, dất đai, kỹ năng quản lý) và cung cấp cho các doanh nghiệp | Sử dụng các yếu tố sản xuất do các hộ gia đình cung cấp để sản xuất ra hàng hóa & dịch vụ |
Nhận các khoản thu nhập (tiền lương-w, tiến cho thuê-R, tiền lãi-i, lợi nhuận-\(\pi\)) vì đã cung cấp các yếu tố sản xuất. | Trả tiền cho các hộ gia đình để sử dụng các yếu tố sản xuất |
Chi tiền mua các hàng hóa và dịch vụ do các doanh nghiệp sản xuất ra | Bán hàng & dịch vụ cho nhau & cho các hộ gia đình |
Dòng chu chuyển kinh tế trong mô hình đơn giản
- Vòng trong: dòng hiện vật (các nguổn lực thực sự).
- Vòng ngoài: dòng tiền tệ (các khoản thanh toán tương ứng).
Với mô hình đơn giản trên, nếu chúng ta giả định:
(1) Tất cả thu nhập đều được chi tiêu, nghĩa là các hộ gia đình không có tích lũy (hay tiết kiệm) thì tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất sẽ bằng tống chi tiêu vào hàng hóa và dịch vụ.
(2) Tất cả hàng hóa đểu được bán hết, nghĩa là không có dự trữ hay tồn kho thì tổng giá trị sản xuất hay giá trị sản lượng sẽ bằng tổng chi tiêu vào hàng hóa và dịch vụ.
(3) Việc quản lý hay sở hữu một doanh nghiệp cũng là một yếu tố sản xuất thì tổng giá trị sản xuất hay giá trị sản lượng sẽ bằng tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất.
Kết luận từ giả định (3) có thể được giải thích như sau: lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản còn lại của giá trị hàng bán ra (doanh thu) sau khi trừ chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm các khoản thanh toán trực tiếp để thuê đất đai, nhân công và vốn, nó tạo thành thu nhập cho các hộ gia đình. Lợi nhuận cũng là thu nhập của các hộ gia đình sản xuất kinh doanh.
Từ ba kết luận trên cho thấy trong một nền kinh tế tổng giá trị sản xuất, tổng thu nhập và tổng chi tiêu có giá trị bằng nhau.
Do đó, để đo lường mức hoạt động của một nền kinh tế (được ký hiệu là Y) ta có thể tính theo một trong 3 cách sau đây:
- Tính tổng giá trị sản xuất.
- Tính tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất.
- Tính tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ
Tuy nhiên, mô hình trên được đơn giản hóa với nhiều giả định (bao gồm cả những giả định không nêu cụ thể ở phần trên), điều gì sẽ xảy ra nếu các giả định được loại trừ, nghĩa là:
- Các doanh nghiệp bán sản phẩm cho nhau?
- Các doanh nghiệp không bán hết sản phẩm?
- Các hộ gia đình không chi tiêu hết thu nhập?
- Có sự tương tác của chính phủ và khu vực nước ngoài?
Câu hỏi trên sẽ được trả lời thông qua việc làm rõ lần lượt các khái niệm sau đây:
2. Giá trị gia tăng ( VA - Value Added)
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng một ví dụ như sau: Các nông trại bán 200 triệu đồng tiền thịt cho công ty V, sau đó công ty này chế biến thịt thành các loại thực phẩm khác nhau như chả, lạp xưởng, xúc xích,... để bán cho các hộ gia đình và thu được 600 triệu đồng. Như vậy giá trị hàng hóa thực sự đươc sản xuất ra có phải là tổng cộng giá trị sản lượng của hai đơn vị sản xuất trên và là 800 triệu đồng?
Câu trả lời là không, vì chúng ta dễ dàng nhận ra rằng tính như vậy là vô tình đã tính giá trị của thịt 2 lần.
Cách tính đúng giá trị hàng hóa được sản xuất chỉ là: 200 + (600 - 200) = 600 triệu đồng, nghĩa là để tránh tính trùng phải trừ giá trị 200 triệu đồng tiền thịt đã tính cho nông trại ra khỏi giá trị thực phẩm chế biến.
Như vậy, có thể kết luận là tổng giá trị sản xuất là tổng cộng các giá trị gia tăng (VA).
- Giá trị gia tăng là lượng gia tăng trong giá trị hàng hóa do kết quả của quá trình sản xuất, nó là phần chênh lệch giũa giá trị sản lượng và giá trị sản phẩm trung gian.
Vậy thế nào là sản phẩm trung gian? Câu trả lời sẽ rõ ràng khi nắm rõ các qui ước về sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng.
- Sản phẩm trung gian là sản phẩm đóng vai trò là yếu tố đầu vào của một quá trình sản xuất và được sử dụng hết trong quá trình sản xuất đó.
- Còn sản phẩm cuối cùng là những sản phẩm mà người sử dụng cuối cùng mua, gồm hàng hoá hộ gia đình mua để tiêu dùng, hàng hoá doanh nghiệp mua để đầu tư sản xuất và hàng hoá dành cho xuất khẩu.
Nhưng cũng cần lưu ý:
(1) Việc phân loại này không nhằm vào nội dung vật chất của sản phẩm mà căn cứ vào mục đích sử dụng của nó. Ví dụ, những phụ tùng ô tô như vỏ xe được bán cho nhà sản xuất ô tô thì là sản phẩm trung gian, cũng những chiếc vỏ xe đó nếu bán cho người tiêu dùng thì lại là sản phẩm cuối cùng.
(2) Chỉ có sản phẩm cuối cùng mới đuợc tính vào sản lượng quốc gia, vì nếu sản phẩm trung gian cũng được tính vào thì sẽ tính trùng. Ví dụ, giá trị của các vỏ xe nếu được tính khi bán cho nhà sản xuất ô tô thì khi xe được bán cho người tiêu dùng nó lại được tính một lần nữa.
(3) Chỉ sản phẩm mới sản xuất mới đuợc tính vào sản lượng quốc gia. Các giao dịch của hàng hóa hiện hữu, như xe đã qua sử dụng thì không được tính.
Để có thể hiểu rõ 3 phương pháp tính sản lượng quốc gia, chúng ta nên phân tích thêm một ví dụ nữa trong nền kinh tế đơn giản có 2 tác nhân là các doanh nghiệp và các hộ gia đình. Trong khu vực doanh nghiệp có 4 đơn vị tạm gọi là doanh nghiệp I, II, III và IV. Giả sử khấu hao bằng không. Cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp I sản xuất một số lượng thép trị giá 4.000 USD, nó bán cho doanh nghiệp II sản xuất máy móc 1.000 USD và doanh nghiệp IV sản xuất ô tô 3.000 USD. Tiền bán hàng dùng cho việc trả lương 2.500 USD, trả tiền thuê 300 USD, trả lãi 700 USD và lợi nhuận là 500 USD.
- Doanh nghiệp II sản xuất một số tư liệu lao động (máy móc) dùng trong công nghiệp ô tô trị giá 2.000 USD và bán toàn bộ cho doanh nghiệp IV sản xuất ô tô. Tiền bán hàng dùng cho việc mua thép 1.000 USD, trả lương 500 USD, trả tiền thuê 100 USD, trả lãi 200 USD và lợi nhuận là 200 USD.
- Doanh nghiệp III sản xuất một số lốp ô tô trị giá 500 USD và bán toàn bộ cho doanh nghiệp IV sản xuất ô tô. Tiến bán hàng dùng cho việc trả lương 300 USD, trả tiền thuê đất 40 USD, trả lãi 80 USD và lợi nhuận là 80 USD.
- Doanh nghiệp IV sản xuất một số lượng ô tô trị giá 5.000 USD bán cho các hộ gia đình. Tiền bán hàng dùng cho việc mua thép 3.000 USD, mua lốp ô tô 500 USD, trả lương 800 USD, trả tiến thuê 130 USD, trả lãi 270 USD và lợi nhuận là 300 USD
Các hộ gia đình bao gồm hoặc là người hưởng lương hoặc là cổ đông của doanh nghiệp hoặc là chủ doanh nghiệp và giả sử họ chỉ mua sản phẩm duy nhất là ô tô.
Dựa vào kết luận trên, mức hoạt động của nền kinh tế (Y) có thể được đo lường theo 3 cách, ta lần lượt tính:
Cách 1: tính theo dòng sản xuất:
Y = Giá trị sản xuất của nền kinh tế
Y = Tổng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp
Y = VAI + VAII + VAIII + VAIV
Y = (4.000 - 0) +(2.000 - 1.000) + (500 - 0)+(5.000 - 3.000 - 500)
Y = 4.000 + 1.000 + 500 + 1.500
Y = 7.000 USD
Cách 2: tính theo dòng thu nhập:
Y = Tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất
Y = Tiền lương (w) + Tiền thuê (R)+ Tiền lãi (i)+ Lợi nhuận (\(\pi\))
Y= 4.100 + 570 + 1.250 + 1.080 = 7.000 USD
trong đó:
w = 2.500 + 500 +300 +800 = 4.100 USD
R = 300 + 100 + 40+ 130 = 570 USD
i = 1.000 + 300+ 120 + 400 = 1.250 USD
\(\pi\) = 500 +200 +80 + 300 = 1.080 USD
Cách 3: tính theo dòng chi tiêu:
Y = Tổng chi tiêu vào các sản phẩm cuối cùng.
Trong ví dụ trên, chỉ có tư liệu lao động (máy móc) và ô tô là sản phẩm cuối cùng, do đó:
Y = 5.000 + 2.000 = 7.000 USD
3. Tiết kiệm và đầu tư
Qua ví dụ trên ta thấy hai vấn đề:
- Một là thu nhập của các hộ gia đình là .7000 USD, nhưng họ chỉ mua ô tô 5.000 USD. Phần còn lại 2.000 USD không được chi dùng, nên được gọi là tiền tiết kiệm hay tích lũy (S-Saving), vì theo định nghĩa tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập sau khi chi dùng để mua hàng hóa và dịch vụ, nó còn được xem như một khoản rò rỉ (leakage).
Khoản rò rĩ khỏi dòng luân chuyển là lượng tiền mà các hộ gia đình nhận dược, nhưng không trở lại các doanh nghiệp. - Hai là giá trị sản xuất của các doanh nghiệp là 7.000 USD, mà các hộ gia đình chỉ mua ô tô là 5.000 USDâ. Còn lại là tiền các doanh nghiệp mua tư liệu lao động (máy móc) 2.000 USD. Theo định nghĩa tiền dùng mua sắm các tư liệu lao động mới, tạo ra tài sản tư bàn dưới dạng hiên vật như máy móc, thiết bị, nhà xưởng ....được gọi là đầu tư (I - Investment), nó cũng được xem như một khoản bơm vào (injection).
Khoản bơm vào dòng luân chuyển là lượng tiền các doanh nghiệp nhận dược, mà không bất nguồn từ hộ gia đình.
Như vậy, trong ví dụ trên chi tiêu vào hàng hóa cuối cùng bao gồm tiêu dùng của các hộ gia đình (5.000 USD) và chi cho đầu tư (2.000 USD). Nếu ký hiệu C là chi tiêu của hộ gia đình, I là chi tiêu cho đầu tư, ta có tổng chi tiêu trong mô hình đơn giản là: Y = C + I.
Trong ví dụ trên, tiết kiệm là 2.000 USD và đầu tư cũng bằng đúng 2.000 USD. Câu hỏi đặt ra là tiết kiệm bằng đầu tư có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên? Câu trả lời là không, chúng ta có thể phân tích điều này bằng cách dựa vào các định nghĩa:
- Khi Y biểu hiện cho tổng thu nhập, thì một phần thu nhập này được các hộ gia đình tiêu dùng (C) và phần còn lại sẽ là tiền tích lũy hay tiền tiết kiệm (S):
Y = C + S (2.5)
- Khi Y là tổng chi tiêu thì nó sẽ bao gồm chi tiêu của các hộ gia đình (C), và chi tiêu của các doanh nghiệp được thể hiện dưới dạng đầu tư (I) :
Y = C + I (2.6)
- Từ (2.5) và (2.6), suy ra:
S = I (2.7)
Đồng nhất thức (2.7) có hai ý nghĩa:
- Thứ nhất, tổng các khoản rò rỉ phải bằng tổng các khoản bơm vào trong một nền kinh tế; mà trong mô hình kinh tế đơn giản chỉ có một khoản rò rỉ (S) và một khoản bơm vào (I)
- Thứ hai, tổng tiết kiệm bằng tổng đầu tư. Vì ở mô hình này chỉ có thành phần tư nhân, nên họ cẩn đầu tư bao nhiêu thì phải tiết kiệm bấy nhiêu.
Đồng nhất thức (2.7) có thể viết lại là:
S - I = 0 (2.8)
Nếu lấy toàn bộ tích lũy của khu vực tư nhân (S) trừ đi toàn bộ khoản đầu tư của khu vực này (I) ta có Cán cân tài chính của khu vực tư nhân.
Cán cân tài chính của khu vực tư nhân có thể:
Cân bằng khi : s - I = 0
Thặng dư khi : s - I > 0
Thâm hụt khi: s - I < 0.
Trong mô hình kinh tế đơn giản chỉ có khu vực tư nhân, với hai tác nhân là các hộ gia đình và các doanh nghiệp, thì cán cân này nhất thiết phải cân bằng, vì tích lũy của các hộ gia đình (trong trường hợp này cũng chính là tổng tiết kiệm) phải đủ tài trợ cho đầu tư của tư nhân (trong trường hợp này cũng là tổng đầu tư), đó là ý nghĩa của đồng nhất thức (2.7).
4. Hàng tồn kho hay dự trữ
Với ví dụ trên, nếu các hộ gia đình chỉ mua một lượng ô tô có giá trị là 4.000 USD, thì giá trị ô tô không bán được trong kỳ này là 1.000 USD. Lượng giá trị ô tô tồn kho hay dự trữ này được hạch toán như thế nào?
Theo qui ước trong tính toán ở tầm vĩ mô, những sản phẩm hiện được giữ lại để sản xuất hay tiêu thụ sau này được xem như một dạng đầu tư.
Nhà sản xuất có thể dự trữ thép để sản xuất ô tô, hay dự trữ ô tô thành phẩm, chờ để bán cho người tiêu thụ trong thời gian tới. Như vậy, trong trường hợp này đầu tư sẽ có thêm 1.000 USD là giá trị của ô tô tồn kho.
Bây giờ kết cấu trong tổng chi tiêu vào sản phẩm cuối cùng như sau:
Y = C + I = 4.000 + (2.000 + 1.000) = 7.000 USD
Câu hỏi gợi ý:
Cái có vẻ là đầu tư của cá nhân lại không phải đầu tư của nền kinh tế với giác độ tổng thể
Quan sát 2 sự kiện sau:
- Ông Việt mua một ngôi nhà xây dựng 100 năm trước đây tại đại lộ Hùng Vương là 20 tỷ đồng.
- Bà Huệ xây dựng một ngôi nhà hiện đại mới ở khu Bàu Cát 7 tỷ đổng.
Tổng đầu tư ở đây là hao nhiêu?
Quan sát 2 sự kiện khác:
- Bình mua của Linh 100 triệu đồng cổ phiếu STB trên thị trường chứng khoán sàn TP.Hồ Chí Minh
- DPM bán 1.000 tỳ đồng cổ phiếu cho công chúng & sử dụng số tiền đó để xây dựng một nhà máy mới
Tổng đầu tư ở đây là bao nhiêu?
5. Khấu hao (De-Depreciation)
Trong cách tính toán trên, các máy móc thiết bị dùng trong sản xuất ô tô được xem như tồn tại mãi mãi, nhưng thực tế nó sẽ hao mòn. Vì vậy một phần giá trị sản lượng của nền kinh tế phải được sử dụng để thay thế phần hao mòn đó. Phần giá trị này sẽ hình thành nên quỹ khấu hao, và đầu tư lấy từ quỹ khấu hao nhằm mục đích thay thế các máy móc đã hư hỏng, được gọi là khấu hao (De).
Do đó theo nguồn vốn đầu tư, đầu tư gồm có 2 loại là:
- Đầu tư ròng, ký hiệu IN, là đầu tư mới để mở rộng năng lực sản xuất.
- Khấu hao, ký hiệu De, là đầu tư nhằm duy trì năng lực sản xuất hiện có \(\implies I = De + I_N\)
6. Chính phủ
Trong khuôn khổ phân tích dòng chu chuyển kinh tế, nếu đưa thêm khu vực chính phủ vào, thì có những yếu tố sẽ làm mở rộng mức hoạt động của nền kinh tế (các khoản bơm vào). Bên cạnh đó, cũng có những yếu tố làm hạn chế mức hoạt động của các tác nhân khác (các khoản rò rỉ), vì:
(1) Chính phủ thu thuế từ các hộ gia đình và các doanh nghiệp. Các khoản thuế gộp chung được ký hiệu là Tx, trong đó bao gồm hai loại thuế trực thu và thuế gián thu.
- Thuế trực thu, ký hiệu Td, là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của các thành phần như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiêp, thuế thừa kế tài sản,... là những loại thuế mà người nộp thuế cũng là người chịu thuế.
- Thuế gián thu hay thuế chi tiêu, ký hiệu Ti, là loại thuế đánh vào thu nhập thông qua việc mua sắm hàng hoá và dịch vụ, gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế khai thác sử dụng tài nguyên, thuế trước bạ..., là những loại thuế mà người nộp thuế không hoàn toàn là người chịu thuế.
(2) Chính phủ chi mua hàng hóa và dịch vụ do các doanh nghiệp sản xuất ra, ký hiệu là G, trong đó bao gồm chi tiêu thường xuyên (Cg) như chi mua súng ống, đạn dược, chi trả lương cho công nhân viên, chi cho vệ sinh đường phố,... và chi cho đầu tư (Ig) như chi xây dựng bến cảng, cầu đường, công viên...
(3) Chính phủ chi chuyển nhượng, ký hiêu là Tr, là các khoản chi không đòi hỏi phải đáp lại hằng việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ như chi trợ cấp thất nghiệp, chi học bổng cho sinh viên, chi trợ cấp hưu trí,... Các khoản này có thể xem như một loại thuế âm, chỉ biểu hiện sự tái phân phối thu nhập hiện có, nên không làm tăng mức hoạt động của nền kinh tế.
Do đó khi đưa chính phủ vào dòng chu chuyển, mức hoạt động của nền kinh tế theo dòng chi tiêu sẽ có thêm khoản chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ (G):
Y = C + I + G
Như vậy, các đồng nhất thức trong mô hình kinh tế đóng - có 3 khu vực - được thể hiện như sau:
- Khi Y là tổng chi tiêu: Y = C + I + G (2.10)
- Khi Y là tổng thu nhập, trong mô hình có chính phủ thì các hộ gia đình phải nộp thuế, nhưng cũng có thế nhận lại các khoản chuyển nhượng. Do vậy xuất hiện thêm khái niệm thu nhập khả dụng
Thu nhập khả dụng, ký hiệu là Yd, là phần còn lại của tổng thu nhập sau khi trừ đi toàn bộ các khoản thuế và nhận lại các khoản chi chuyển nhượng:
Yd = Y - Ti - Td + Tr = Y - Tx + Tr = Y - (Tx - Tr)
Nguồn thu từ thuế (Tx) trừ đi phần chi chuyển nhượng (Tr) được gọi là thuế ròng, ký hiệu là T. Với T = Tx - Tr.
Do vậy, ta có thể viết đơn giản là Yd = Y - T
Khi có chính phủ, thu nhập khả dụng mới là phần thu nhập mà các hộ gia đình có thể sử dụng theo ý muốn (trong mô hình kinh tế đơn giản không có chính phủ, thì tổng thu nhập cũng chính là thu nhập khả dụng, vì không có thuế và chi chuyển nhượng), một phần trong thu nhập khả dụng được hộ gia đình tiêu dùng (C) và phần còn lại được tiết kiệm (S):
Yd = C+S.
Do đó Y được thể hiện như sau:
= C + S + T (2.11)
Từ biểu thức (2.10) và (2.11) ta có:
S + T = 1 + G (2.12)
Ý nghĩa đồng nhất thức (2.12): Tổng các khoản rò rỉ bằng tổng các khoản bơm vào). Thuế (Tx) là một khoản rò rì, chi chuyển nhượng (Tr) là một khoản bơm vào, và T (hiệu số của Tx và Tr) là một khoản rò rỉ vì Tr thường có giá trị nhỏ so với Tx. Chi tiêu của chính phủ (G) làm tăng thêm mức hoạt động của nền kinh tế, do đó nó là một khoản bơm vào.
Có thể viết lại đồng nhất thức (2.12) theo cách khác:
(S-I) + (T-G) = 0 (2.13)
Toàn bộ nguồn thu của chính phủ là thuế ròng (T) trừ đi toàn bộ khoản chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ (G), thể hiện ngân sách của chính phủ.
Ngân sách của chính phủ, ký hiệu là B, có thể:
Cân bằng khi B = T- G = 0
Thặng dư khi B = T- G > 0
Thâm hụt khi B = T- G < 0.
Ý nghĩa biểu thức (2.13): Trong mô hình kinh tế đóng khi ngân sách chính phủ bị thâm hụt, thì khu vực tư nhân phải thặng dù để bù đắp khoản thâm hụt đó vả ngược lại.
Trong đồng nhất thức (2.12) có thể tách chi tiêu của chính phủ (G) thành 2 khoản là chi thường xuyên (Cg) và chi cho đầu tư của chính phủ (Ig)
S + T = I + Cg + Ig
Hay là : S + T - Cg = I + Ig
Trong đó, nguồn thu từ thuế ròng của chính phủ (T) trừ đi chi tiêu thường xuyên (Cg), phần còn lại được gọi là tiết kiệm hay tích lũy của chính phủ, ký hiệu là Sg:
Sg = T - Cg
Như vậy đồng nhất thức (2.12), viết lại là :
S + Sg = I + Ig (2.14)
Ý nghĩa đồng nhất thức (2.14) là tổng tiết kiệm bằng tổng đầu tư. Do nền kinh tế đóng, nên tổng tiết kiệm = tổng tiết kiệm trong nước (S + Sg) và tổng đầu tư = tổng đầu tư trong nước (I + Ig)
7. Khu vực nước ngoài
Trong phân tích dòng chu chuyển của nền kinh tế mở, ta có mô hình kinh tế hoàn chỉnh với 4 tác nhân:
- Các hộ gia đình
- Các doanh nghiệp
- Chính phủ
- Khu vực nước ngoài
Có khu vực nước ngoài có thêm các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
- Xuất khẩu (X) là giá trị của toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước được các nước khác mua.
Hoạt động xuất khẩu sẽ làm gia tăng mức hoạt động của nền kinh tế, vì khi xuất khẩu được hàng hóa và dịch vụ, sẽ tạo thêm được một khoản tiền bơm vào nền kinh tế, làm tăng thu nhập trong nước.
- Nhập khẩu (M) là giá trị của toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài được mua vào trong nước.
Khi nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ có thêm một khoản rò rỉ ra khỏi dòng chu chuyển kinh tế, làm giảm thu nhập trong nước.
- Khái niệm xuất khẩu ròng (NX) biểu thị phần chi tiêu ròng của nước ngoài để mua hàng hóa và dịch vụ của chúng ta: NX = X - M
Như vậy theo dòng chi tiêu, mức hoạt động của mô hình kinh tế tổng quát hay mô hình kinh tế mở được thể hiện như sau:
Y = C + I + G + X - M (2.15)
Kết hợp với biểu thức (2.11) Y = C + S + T, ta có:
S + T = I + G + X - M
hay S + T + M = I + G + X (2.16)
Ý nghĩa đồng nhất thức (2.16): Tổng các khoản rò rỉ bằng tổng các khoản bơm vào. Có khu vực nước ngoài có thêm một khoản bơm vào (X) và một khoản rò rỉ (M)
Viết lại đồng nhất thức (2.16) theo cán cân tài chính của từng khu vực, ta có:
(S - I) + (T - G) = (X - M) (2.17)
(S - I): Cán cân tài chính của khu vực tư nhân: có thể cân bằng (S - I = 0), thặng dư (S - 1 > 0) hay thâm hụt (S - 1 < 0)
(T - G): Cán cân ngân sách của chính phủ: có thể cân bằng (T - G = 0), thặng dư (T- G > 0) hay thâm hụt (T - G < 0)
(X - M): Cán cân thương mại: có thể cân bằng (X - M = 0), thặng dư (X - M > 0) hay thâm hụt (X - M < 0)
Ý nghĩa đồng nhất thức (2.17): Trong một nền kinh tế, khu vực này bị thâm hụt thì khu vực khác phải thặng dư để bù đắp cho khoản thâm hụt đó.
Ví dụ:
Nếu S - 1 = 100, T - G = - 80 , thì X - M = 20
Nếu S - 1 = -200, T - G = - 80 , thì X - M = -280
Đồng nhất thức (2.16) có thế viết lại theo cách khác, trong đó tách G ra Cg và Ig; tách T ra Cg và Sg:
S + (Cg +Sg) + M - X = I + (Cg+Ig )
\(\implies\) S + Sg + Sf = I + Ig (2.18)
(Với M - X = Sf là tiết kiệm của khu vực nước ngoài)
Ý nghĩa đồng nhất thức (2.18): Trong một nền kinh tế tổng tiết kiệm (S + Sg + Sf) bằng tổng đầu tư (I + Ig)
Như vậy qua phân tích sơ đồ chu chuyển của nền kinh tế trong cả ba mô hình: nền kinh tế đơn giản, nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở, chúng ta nhận thấy có ba cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế:
- Tính theo giá trị sản xuất: \(GDP = \sum VA_i\)
- Tính theo tổng thu nhập: \(GDP = W+R+i+\Pi+Ti+De\)
- Tính theo tổng chi tiêu: \(GDP = C+I+G+X-M\)
Nghĩa là giá trị tổng sản lượng sản xuất thực tế luôn bằng tổng thu nhập thực tế bằng tổng chi tiêu thực tế( hay tổng cầu thực tế).