Với bài học này các em dẽ được tìm hiểu một cuộc cách mạng Tư sản khác trong thời cận đại. Và giúp các em hiểu được tại sao Lê Nin lại nói "Cách mạng Tư sản Pháp là cuộc cách mạng điển hình nhất trong tất cả các cuộc cách mạng trong thời kì cận đại". Vậy cuộc cách mạng ở Pari thủ đô hoa lệ của Pháp kinh đô của Châu Âu nổ ra như thế nào xin mời các em cùng tìm hiểu bài học: Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794)
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nước Pháp trước cách mạng
1.Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp: Lạc hậu, công cụ canh tác thô sơ, năng suất thấp, nạn mất mùa đói kém thường xảy ra, đời sống nông dân khổ cực.
- Công thương nghiệp: Phát triển, nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.
2. Tình hình chính trị - xã hội
- Tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế
- Xã hội pháp có 3 đẳng cấp
- Hai đảng cấp trên (Tăng lữ và Qúi Tộc) có mọi đặc quyền.
- Đẳng cấp thứ 3 (tư sản, nông dân và bình dân thành thị) Họ không có đặc quyền và bị áp bức bóc lột.
- Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ 3 và hai đẳng cấp trên ngày càng gay gắt →Cách mạng bùng nổ.
3. Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
- Các nhà tư tưởng kiệt xuất đại diện cho trào lưu triết học ánh sáng: Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
- Nội dung: ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, Tố cáo, phê phán gay gắt chế độ quân chủ chuyên chế.
1.2. Cách mạng bùng nổ
1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế
- Dưới thời vua Lu-i XVI, chế độ phong kiến ngày càng suy yếu.
- Mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ phong kiến càng trở nên sâu sắc, có hàng trăm cuộc nổ dậy của ND và bình dân thành thị
2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng
- Ngày 5/5/1789 Hội nghị 3 đẳng cấp được triệu tập, mâu thuẫn giữa nhà vua và đẳng cấp thứ ba lên tới tột đỉnh.
- Ngày 14.7 quần chúng tấn công ngục Baxtr Và giành thắng lợi→ mở đầu thắng lợi của CMTS Pháp
1.3. Sự phát triển của cách mạng
1. Chế độ quân chủ lập hiến (14-7-1789 đến 10-8-1792)
- Phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên cầm quyền.
- 8-1789, thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
- 9-1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
- 10-8-1792, Lật đổ phái Lập hiến, xoá bỏ chế độ phong kiến.
2. Bước đầu của nền cộng hoà (từ ngày 21-9-1792 đến 2-6-1793)
- 21-9-1792, nền cộng hoà đầu tiên của nước Pháp được thiết lập.
- 1793, nước Pháp rất khó khăn: nội phản, ngoại xâm đe doạ.
- Phái Gi-rông-đanh chỉ lo củng cố quyền lực.
- 2-6-1793, khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.
3. Chuyên chính cách mạng dân chủ Gia-cô-banh (2-6-1793 đến 27-7-1794)
- 2-6-1793, phái Gia-cô-banh lên nắm quyền.
- Chính quyền cách mạng Gia-cô-banh thi hành nhiều chính sách tiến bộ:
- Chính trị: Kiên quyết trừng trị bọn phản cách mạng.
- Kinh tế: Tịch thu ruộng đất của Giáo hội, quý tộc chia nhỏ bán cho nông dân. Trưng thu lúa mì, quy định giá tối đa, lương tối đa.
- Quân sự: Ban bố lệnh tổng động viên.
- 27-7-1794 Tư sản phản cách mạng đảo chính. Cách mạng tư sản Pháp kết thúc.
4. Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- Đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Có ảnh huởng lớn đến sự phát triển của lịch sử thế giới.
- Hạn chế: Chưa xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến và chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
2. Luyện tập và củng cố
Qua bài này các em phải nắm được: Thắng lợi cuộc khởi nghĩa ngày 14-7-1789 phá ngục Ba-xti đã mở đầu cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Pháp. Cách mạng tiếp tục phát triển như thế nào? Và phát triển theo mấy giai đoạn. Nắm những nội dung chính của các giai đoạn phát triển đó.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Công cụ, kĩ thuật canh tác còn thô sơ.
- B. Đất đai bị bỏ hoang nhiều, năng suất cây trồng thấp.
- C. Một số địa chủ chuyển sang kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- D. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ.
-
- A. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu
- B. Chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp
- C. Ruộng đất bị bỏ hoang
- D. Mất mùa đói kém xảy ra thường xuyên
-
- A. Đánh thuế nặng
- B. Không có đơn vị tiền tệ và đo lường thống nhất
- C. Sức mua của dân rất hạn chế
- D. A, B, C đều đúng
Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1.5 trang 6 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 1.6 trang 6 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 1.7 trang 6 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 1.8 trang 6 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 2 trang 7 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 3 trang 8 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 4 trang 8 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 5 trang 9 SBT Lịch Sử 9
Bài tập 6 trang 9 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 7 trang 9 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 8 trang 10 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 9 trang 10 SBT Lịch Sử 8
3. Hỏi đáp Bài 2 Lịch sử 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!