Bài 2: Các phương pháp cơ bản thành lập và thành phần cơ bản của khái niệm

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 2: Các phương pháp cơ bản thành lập và thành phần cơ bản của khái niệm sau đây để tìm hiểu về các phương pháp cơ bản thành lập khái niệm, các thành phần cơ bản của khái niệm.

Tóm tắt lý thuyết

1. Các phương pháp cơ bản thành lập khái niệm

Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy con người, vì vậy khái niệm được hình thành gắn liền với quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Đây là một quá trình rất phức tạp gồm nhiều khâu, sử dụng nhiều phương pháp thao tác khác nhau cua tư duy. Hoạt động thực tiễn là cơ sở, là động lực hình thành nên khái niệm. Trong quá trình này, so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá và khái quát hoá giữ vai trò quan trọng.

  • Phương pháp so sánh là thao tác tư duy, qua đó thiết lập được sự giống nhau và sự khác nhau giữa các đối tượng hiện thực. So sánh hàng loạt các đối tượng, chúng ta tìm ra được các dấu hiệu cơ bản chung vốn có trong một nhóm đối tượng xác định, do đó phân biệt được các nhóm đó.
  • Phương pháp phân tích là sự phân chia trong tư tưởng đối tượng nhận thức thành các bộ phận hợp thành nó, trên cơ sở đó đi sâu tìm hiểu chi tiết từng dấu hiệu của đối tượng.
  • Phương pháp tổng hợp là phương pháp kết hợp trong tư tưởng các bộ phận hợp thành đối tượng hoàn chỉnh do phân tích tách ra. Do vậy, phương pháp phán tích và phương pháp tổng hợp là một cặp phương pháp không thể tách rời nhau, hỗ trợ và thống nhất biện chứng với nhau. Nhờ phân tích, con người có khả năng tách các dấu hiệu cơ bản ra khỏi các dấu hiệu không cơ bản. Nhờ tổng hợp, con người biết sắp xếp các dấu hiệu dó theo một chình thể nhất định.

Cuối cùng, trên cơ sở phân tích và tổng hợp, con người biết tập trung sự chú ý vào các dấu hiệu cơ bản nhất và bỏ qua các dấu hiệu khác của đối tượng. Đó là sự trừu tượng hoá. Phương pháp trừu tượng hoá thực chất là phương pháp phản ánh có chọn lọc của tư duy trên cơ sở kết quả phán tích và tổng hợp.

  • Trên cơ sở các dấu hiệu đã được tách ra, con người có thể đưa các đối tượng có dấu hiệu chung thành nhóm. Đó là khái quát hóa. Phương pháp khái quát hóa là thao tác, qua đó kết hợp các đối tượng riêng biệt có các dấu hiệu chung bán chất vốn có thành nhóm. Nhờ khái quát hoá, các dấu hiệu cơ bản trong các đối tượng riêng lẻ được xem như là các dấu hiệu cơ bản của tất cả các đối tượng và được biểu thị bằng một khái niệm. Như vậy, trừu tượng hoá tạo nên nội hàm của khái niệm, còn khái quát hoá lại xác định ngoại diên của khái niệm. Còn có một thao tác nữa là thao tác đặt tên khái niệm. Đặt tên khái niệm là xác định từ hay cụm từ tương ứng với một hay một nhóm đối tượng mà chúng có cùng các dấu hiệu bản chất khác biệt.
  • Như vậy, phát hiện sự giống nhau giữa các đối tượng qua so sánh phân chia chúng thành các phần, chia tách các dấu hiệu ra khỏi nhau qua phân tích, kết hợp các dấu hiệu theo một trật tự qua tổng hợp, nhờ đó tạo điều kiện cho trừu tượng hoá, chọn lọc các dấu hiệu bản chất khác biệt để phản ánh, bỏ qua các dấu hiệu khác của đối tượng, hình thành nội hàm của khái niệm. Khái quát hoá, nhóm họp các đối tượng cùng loại thành lớp trên cơ sở những dấu hiệu chung bản chất của chúng, xác định ngoại diên của khái niệm. Cuối cùng, biếu thị nó bằng tên gụi của khái niệm. Như vậy, khái niệm là hình thức phản ánh gián tiếp, khái quát, trừu tượng, do đó đi sâu vào bản chất sự vật, hiện tượng.

2. Các thành phần cơ bản của khái niệm

Mỗi khái niệm bao giờ cũng có nội hàm và ngoại diên. Nội hàm và ngoại diên của khái niệm tạo thành kết cấu lôgic của khái niệm.

2.1 Nội hàm

Nội hàm khái niệm là tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt của đối tượng hay lớp đối tượng được phần ánh trong khái niệm. Nội hàm là nội dung hàm chứa trong khái niệm.

Ví dụ: Nội hàm của khái niệm “con người” là “có năng lực chế tạo và sủ dụng công cụ lao động”, “có khả năng tư duy trừu tượng”...

2.2 Ngoại diên

Ngoại diên khái niệm là đối tượng hay tập hợp các đối tượng được phản ánh trong khái niệm.

Ví dụ: “người Việt Nam” có ngoại diên là tập hợp toàn bộ những người Việt Nam trên thế giới.

Các khái niệm có ngoại diên rất rộng hoặc vô tận, gọi là khái niệm vô hạn.

Ví dụ: khái niệm "vũ trụ”, "nguyên tử"... Có khái niệm với ngoại diên hẹp (hữu hạn), như “người Việt Nam”; “tác giả Bình ngô đại cáo”... Thậm chí, có khái niệm và ngoại diên rỗng, không có đối tượng nào.

Ví dụ: "nàng tiên cá", "rồng".

Một tập hợp các đối tượng xác định có dấu hiệu chung nào đó là lớp đối tượng.

Ví dụ: lớp các sinh viên Việt Nam; lớp trí thức.

Đối tượng riêng biệt nằm trong lớp gọi là phẩn tử của lớp. Căn cứ vào số lượng phần tử của lớp người ta chia lớp thành tập hữu hạn (hệ mặt trời) và lớp vô hạn (nguyên tử). Những nhóm khác nhau được tạo thành từ những phần tử của lớp theo các dấu hiệu nông xác định gọi là lớp con của lớp đó.

Ví dụ: “danh từ”, “động từ’’, “tính từ” là lớp con của từ , “động vật có vú”, “động vật không có vú là lớp con của lớp động vật.

  • Nếu biểu thị lớp con là A. lớp mẹ là R, phần tử của lớp A là a, chúng ta có thể diễn đạt như sau: Nêu mỗi phần tử a của A là một phần tử của B thì A là lớp con của B. Quan hệ giữa A và B gọi là quan hệ thuộc; A \( \subset \) B (A chứa trong B). Quan hệ bao hàm: B \( \supset \) A hay (B chứa A), a phần tử của A, viết a \( \in \) A. Nếu A và B đồng nhất với nhau, ta viết: A \( \subset \) B và B \( \supset \) A, A \(\in\) B hay A ⇔ B.
  • Khái niệm có ngoại diên phân chia được thành các lớp con gọi là khái niệm giống của các khái niệm có ngoại diên là các lớp con đó. Khái niệm có ngoại diên là các lớp con của ngoại diên giống gọi là khái niệm loài. Ở ví dụ trên, B là khái niệm giống; A là khái niệm loài. Sự phân chia thành các khái niệm giống và loài chỉ là tương đối: một khái niệm có thể là khái niệm loài của khát niệm này, nhưng lại là khái niệm giống đến với khái niệm khác.

Ví dụ: “sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội” là khái niệm loài đối với khái niệm giống là khái niệm “sinh viên Đai học quốc gia Hà Nội”, song lại là khái niệm giống đối với khái niệm “sinh viên khoa Sử trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, “sinh viên khoa Triêt trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn”.

  • Nội hàm và ngoại diên của khái niệm có mối quan hệ chặt chỗ với nhau, biểu thị tư tưởng thống nhất, xác định phản ánh chính xác khái niệm. Trên cơ sở khái quát quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của các khái niệm có quan hệ giống - loài, người ta đã nêu ra quy luật lôgic hình thức về quan hệ ngược nhau giữa nội hàm và ngoại diên của chúng: ngoại diên của khái niệm càng rộng thì nội hàm của nó càng giản đơn và ngược lại, nghĩa là lượng thông tin vô các đối tượng được phản ánh trong khái niệm càng ít thì tập hợp các đối tượng càng rộng, càng khó xác định và ngược lại (tất nhiên, quy luật này chỉ đúng cho các khái niệm có ngoại diên hữu hạn).

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?