Bài 1: Đặc trưng chung và hình thức ngôn ngữ biểu hiện khái niệm

Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy. Thiếu khái niệm, con người không thể tư duy được. Để nắm chi tiết về khái niệm mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 1: Đặc trưng chung và hình thức ngôn ngữ biểu hiện khái niệm sau đây.

Tóm tắt lý thuyết

1. Đặc trưng chung của khái niệm

  • Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy. Mọi quá trình tư duy đều mang đặc trưng tư duy bằng khái niệm. Thiếu khái niệm, con người không thể tư duy được.
  • Tất cả những gì được con người suy nghĩ tới gọi là đối tượng của tư duy. Mỗi đối tượng có các dấu hiệu. Dấu hiệu của đối tượng là những đặc điểm, đặc trưng, tính chất hay thuộc tính và các quan hệ của đối tượng, nhờ đó nhận thức được đối tượng và so sánh nó với các đối tượng khác.
  • Cũng cần phân biệt “thuộc tính" và các “dấu hiệu". Thuộc tính bao giờ cũng là những nội dung vốn có tồn tại khách quan, gắn liền với sự vật, hiện tượng, không lệ thuộc vào việc con người có nhận thức được nó hay không. Trái lại, trong quan hệ nhận thức, con người cần phải nhận thức bản chất của các sự vật, hiện tượng, qua các hình thái biểu hiện của chúng mà người ta gọi là các dấu hiệu của sự vật và hiện tượng. Do vậy, dấu hiệu vừa phản ánh những thuộc tính khách quan của sự vật hiện tượng; vừa biểu hiện mức độ nhận thức của con người vô sự vật hiện tượng. Nói khác dụ dấu hiệu phản ánh những nội dung khách quan vô sự vật, hiện tượng thông qua hình thức chủ quan của tư duy con người. Ngoài ra, dấu hiệu bao gồm dấu hiệu thuộc tính và dấu hiệu quan hệ.
  • Các dấu hiệu được chia thành dấu hiệu cơ ban và không cơ bản. Những dấu hiệu quy định bản chất bên trong, quyết định sự tồn tại và biến đổi của sự vật, hiện tượng gọi là dấu hiệu cơ bản. Những dấu hiệu không biểu thị bản chất và không quy định sự tổn tại và biến dổi của sự vật, hiện tượng là dấu hiệu không cơ bản.
  • Cũng cần phân biệt dấu hiệu của các thuộc tính và quan hệ với dấu hiệu bên ngoài (ký hiệu, tên gọi) mà sự thay đổi của ký hiệu, tên gọi không dẫn đến sự thay đổi của bản thân sự vật, hiện tượng.
  • Các dấu hiệu cơ bản có thể tồn tại trong nhiều đối tượng, tồn tại trong một sự vật, hiện tượng hay một lớp sự vật, hiện tượng. Các dấu hiệu cơ bản chỉ tồn tại trong một sự vật, hiện tượng, gọi là các dấu hiệu cơ bản riêng.

Ví dụ: ‘Nguyễn Ái Quốc là tác giả “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Người tìm ra con đường giải phóng đúng đắn nhất cho dân tộc Việt Nam là con đường kết hợp cách mạng dân tộc dân chủ với cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Các dấu hiệu cơ bản phản ánh một lớp các sự vật, hiện tượng, gọi là dấu hiệu cơ bản chung. Thí dụ: dấu hiệu cơ bản chung của con người là khả năng tư duy sáng tạo qua ngôn ngữ và khả năng chế lạo và sử dụng công cụ lao động.

  • Các dấu hiệu cơ bản, kể cả cơ bản chung và riêng, còn được chia thành hai loại là dấu hiệu cơ bản khác biệt và dấu hiệu cơ bản không khác biệt. Các dấu hiệu cơ ban khác biệt chỉ tồn tại trong một sự vật, hiện tượng hay trong một lớp sự vật, hiện tượng. Các dấu hiệu cơ bản không khác biệt chỉ tồn tại 0 các sự vật, hiện tượng của một lớp nào đó. Chẳng hạn, các dấu hiệu cơ bản không khác biệt của kim loại là tính dẫn điện và dẫn nhiệt.
  • Các dấu hiệu cơ bản khác biệt của sự vật, hiện tượng được con người nhận thức và phản ánh trong khái niệm thông qua các dấu hiệu của khái niệm.
  • Như vậy, khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy, trong đó phản ánh các dấu hiệu khác biệt cơ bản của sự vật riêng biệt hay lớp cấc sự vật, hiện tượng nhất định.
  • Trong khái niệm một là, bản chất của các sự vật, hiện tượng được phản ánh; hai là, sự vật hay lớp sự vật, hiện tượng nổi bật trên cơ sở của các dấu hiệu khác biệt cơ bản.
  • Tư duy khái niệm đặc trưng cho hoạt động tư duy kinh nghiệm và cả lý luận. Mọi hệ thống khoa học được thể hiện trên sự phong phú và hoàn thiện của hệ thống khái niệm và phạm trù khoa học của nó. Vì vậy, trình độ của tư duy cũng được thể hiện thông qua hệ thống các khái niệm.
  • Khái niệm phản ánh đối tượng, do đó nó là sản phẩm, là công cụ của nhận thức, nó mang tính tinh thẫn, vì vậy, mức độ phù hợp hay không phù hợp của nội dung khái niệm vối nội dung khách quan của sự vật, hiện tượng mà nó phản ánh còn lệ thuộc vào trình độ phát triển thực tiễn, trình độ nhận thức của thòi đại và đôi khi còn phụ thuộc vào nhận thức của các cá nhân. Trong thực tế có khái niệm phản ánh đúng hiện thực, có khái niệm phản ánh sai hiện thực. Các khái niệm phản ánh sai hiện thực khách quan có thể do hạn chế của nhận thức nên phản ánh sai bản chất sự vật, hoặc có thể khái niệm do tính hư cấu tưởng tượng, thần thánh hoá mà thành.

Ví dụ: "con rồng", "nàng tiên cá", "động cơ vĩnh cửu ".

2. Hình thức ngôn ngữ biểu hiện khái niệm

  • Khái niệm có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nói chung và với từ nói riêng. Khái niệm được hình thành trên cơ sở những từ hay cụm từ. Từ và cụm từ biểu thị khái niệm, vì vậy, từ và cụm từ là cái vỏ vật chất đặc biệt của khái niệm, không có từ và cụm từ, không thể hình thành và sử dụng khái niệm được.
  • Từ gắn liền với khái niệm, nhưng không đồng nhất với khái niệm. Từ thuộc phạm trù ngôn ngữ, là sự thống nhất giữa âm và nghĩa. Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy, là sự thống nhất giữa nội hàm (các dấu hiệu bản chất của đối tượng) và ngoại diên (số lượng các đốì tượng được phản ánh trong khái niệm).
  • Trong các ngôn ngữ khác nhau, hệ thống từ, âm đọc cũng khác nhau, do đó một khái niệm được biểu thị bằng các từ khác nhau. Trái lại, một khái niệm đã được hình thành trên cơ sơ thừa nhận chung về sự thống nhất giữa nội hàm và ngoại diên của nó, dù có được biểu hiện bằng các ngôn ngữ khác nhau thì nội hàm và ngoại diên, cái làm nên bản chất của khái niệm vẫn không thay đổi theo các cấu trúc ngôn ngữ khác nhau đó.
  • Ngay trong một ngôn ngữ từ đồng nghĩa và đồng âm cũng tồn tại. Cùng một khái niệm có thể biểu thị bằng nhiều tên gọi khác nhau (từ đồng nghĩa), như “Tổ quốc”, “đất nước”, “non sông”; “chết”, “về chầu tiên tổ”, “ngoẻo”, “ngủ với giun”... Có trường hợp nhiều khái niệm được biểu thị bằng một tên gọi (từ đồng âm) như “vải” (chất liệu may mặc) và “vải” là một loại hoa quả; “mây” (đám mây) và “mây” (cây mây)... Ngay cả khi các cụm từ như nhau được sắp xếp theo thứ tự khác nhau cũng biểu thị các khái niệm khác nhau như vôi tôi là vôi chín, còn tôi vôi là công việc biến vôi sống thành vôi chín,v.v.. Trong thực tiễn, khi tranh luận một vấn để gì đó, cần phải xác định rõ khái niệm của từ, để tránh “ông nói gà”, “bà nói vịt”, Vì vậy, trong các lĩnh vực khoa học, người ta thường sử dụng các hệ thống thuật ngữ chuyên môn để biểu thị chính xác các khái niệm.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?