Bài tập trắc nghiệm Sinh Học 7 Bài 18: Trai sông.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Cơ chế di chuyển của trai sông là do:
- A.Do chân trai thò ra thụt vào kết hợp với động tác đóng mở vỏ.
- B.Do chân trai luôn thò ra kết hợp với động tác đóng mở vỏ
- C.Do hai đôi tấm miệng luôn rung động tạo ra.
- D.Cả 3 ý a, b, c đều đúng.
-
Câu 2:
Loài nào sau đây không thuộc ngành Thân mềm
- A.Trai
- B.Rươi
- C.Hến
- D.Ốc
-
Câu 3:
Vỏ trai cấu tạo gồm mấy lớp
- A.2 lớp là lớp đá vôi và lớp sừng
- B.2 lớp là lớp xà cừ và lớp đá vôi
- C.3 lớp là lớp sừng, lớp biểu bì và lớp đá vôi
- D.3 lớp là lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ
-
Câu 4:
Cơ quan nào đóng vai trò đóng, mở vỏ trai
- A.Đầu vỏ
- B.Đỉnh vỏ
- C.Cơ khép vỏ (bản lề vỏ)
- D.Đuôi vỏ
-
Câu 5:
Mài mặt ngoài vỏ trai ta thấy có mùi khét là do… bị cháy khét
- A.Lớp xà cừ
- B.Lớp sừng
- C.Lớp đá vôi
- D.Mang
-
Câu 6:
Trai tự vệ nhờ
- A.Di chuyển nhanh
- B.Ẩn nấp trong môi trường bùn
- C.Có lớp vỏ cứng
- D.Cả b và c đúng
-
Câu 7:
Trai lấy mồi ăn bằng cách
- A.Dùng chân giả bắt lấy con mồi
- B.Lọc nước
- C.Kí sinh trong cơ thể vật chủ
- D.Tấn công làm tê liệt con mồi
-
Câu 8:
Trai lọc nước
- A.10 lít một ngày đêm
- B.20 lít một ngày đêm
- C.30 lít một ngày đêm
- D.40 lít một ngày đêm
-
Câu 9:
Trai di chuyển được là nhờ
- A.Chân trai thò ra thụt vào
- B.Động tác đóng mở vỏ trai
- C.Hình thành chân giả
- D.Cả a và b đúng
-
Câu 10:
Ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá để
- A.Lấy thức ăn
- B.Lẩn trốn kẻ thù
- C.Phát tán nòi giống
- D.Kí sinh
Bạn cần đăng nhập để làm bài