Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 10 Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ.
Câu hỏi trắc nghiệm (14 câu):
-
Câu 1:
Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?
- A.Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O.
- B.2KClO3 → 2KCl + 3O2.
- C.C2H4 + Cl2 → C2H4Cl2.
- D.2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 2H2O.
-
Câu 2:
Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, tỉ lệ số phân tử bị oxi hóa và số phân tử bị khử là:- A.28 : 3.
- B.1 : 3.
- C.3 : 1.
- D.3 : 28.
-
Câu 3:
Cho phương trình hóa học: FeS + HNO3 \(\xrightarrow[]{\ \ \ \ }\) Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + NO2 + H2O.
Biết tỉ lệ số mol NO và NO2 là 3 : 4. Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên tối giản thì hệ số của HNO3 là:- A.76.
- B.63.
- C.102.
- D.39.
-
Câu 4:
Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn là phản ứng oxi hoá - khử?
- A.Phản ứng trao đổi.
- B.Phản ứng hoá hợp.
- C.Phản ứng thế.
- D.Phản ứng phân huỷ.
-
Câu 5:
Cho sơ đồ phản ứng:
KMnO4 + KCl + H2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + Cl2 + H2O.
Hệ số cân bằng của các chất tham gia phản ứng lần lượt là:4, 5, 8.- A.4, 5, 8.
- B.3, 7, 5.
- C.2, 8, 6.
- D.2, 10, 8.
-
Câu 6:
Trong phản ứng: CaCO3 → CaO + CO2, nguyên tố cacbon
- A.chỉ bị oxi hóa.
- B.chỉ bị khử.
- C.vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
- D.không bị oxi hóa, cũng không bị khử.
-
Câu 7:
Cho phản ứng: Ca +Cl2 → CaCl2.
Kết luận nào sau đây đúng?
- A.Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e.
- B.Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e.
- C.Mỗi phân tử Cl2 nhường 2e.
- D.Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e.
-
Câu 8:
Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
- A.Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
- B.H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + 2H2O
- C.Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
- D.2AgNO3 + BaCl2 → Ba(NO3)2 + 2AgCl ↓
-
Câu 9:
FeO thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với:
- A.Dung dịch HCl
- B.Dung dịch HNO3
- C.Dung dịch H2SO4 đặc, nóng
- D.Khí CO, to
-
Câu 10:
Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử?
- A.NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
- B.FeCl2 + Zn → ZnCl2 + Fe
- C.2Fe(OH)3 -to→ Fe2O3 + 3H2O
- D.Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
-
Câu 11:
Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
- A.CaO + H2O → Ca(OH)2
- B.2NO2 → N2O4
- C.2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO
- D.4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
-
Câu 12:
Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
- A.NH4NO2 → N2 + 2H2O
- B.CaCO3 → CaO + CO2
- C.8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
- D.2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
-
Câu 13:
Loại phản ứng nào sau đây luôn là phản ứng oxi hóa – khử?
- A.phản ứng hóa hợp
- B.phản ứng phân hủy
- C.phản ứng thế
- D.phản ứng trao đổi
-
Câu 14:
Cho phản ứng oxi hóa – khử: 2KMnO4 -to→ K2MnO4 + MnO2 + O2
Nhận xét nào sau đây đúng về phản ứng trên:
- A.Phản ứng trên không phải là phản ứng oxi hóa – khử vì chỉ có 1 chất tham gia phản ứng
- B.Là phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử
- C.Là phản ứng tự oxi hóa
- D.Là phản ứng tự khử