Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng trao đổi có phải phản ứng oxi hóa khử hay không? Có cách nào phân loại phản ứng vô cơ một cách tổng quát hơn không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài giảng Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa
1.1.1. Phản ứng hóa hợp
- Ví dụ 1: \(2\mathop {{H_2}}\limits^0 + \mathop {{O_2}}\limits^0 \to 2\mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} \mathop O\limits^{ - 2}\)
- Số oxh của hiđro tăng từ 0 → +1
- Số oxh của oxi giảm từ 0 → -2
- Ví dụ 2: \(\mathop {Ca}\limits^{ + 2} \mathop O\limits^{ - 2} + \mathop C\limits^{ + 4} \mathop {{O_2}}\limits^{ - 2} \to \mathop {Ca}\limits^{ + 2} \mathop C\limits^{ + 4} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2}\)
-
Số oxh của các nguyên tố không thay đổi.
-
- Nhận xét: Trong phản ứng hóa hợp, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
1.1.2. Phản ứng phân hủy
- Ví dụ 1: \(2K\mathop {Cl}\limits^{ + 5} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} \to 2K\mathop {Cl}\limits^{ - 1} + 3\mathop {{O_2}}\limits^0\)
- Số oxh của Oxi tăng từ -2 lên 0;
- Số oxi hóa của clo giảm từ +5 xuống -1
- Ví dụ 2: \(\mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(\mathop O\limits^{ - 2} \mathop H\limits^{ + 1} )_2} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} \mathop O\limits^{ - 2} + \mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} \mathop O\limits^{ - 2}\)
- Số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi.
-
Nhận xét: Trong phản ứng phân hủy, số oxh của có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
1.1.3. Phản ứng thế
- Ví dụ 1: \(\mathop {Cu}\limits^0 + 2\mathop {Ag}\limits^{ + 1} N{O_3} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{O_3})_2} + 2\mathop {Ag \downarrow }\limits^0 \)
- Số oxh của đồng tăng từ 0 lên +2;
- Số oxh của H giảm từ +1 xuống 0.
- Ví dụ 2: \(\mathop {Zn}\limits^0 + 2\mathop H\limits^{ + 1} Cl \to \mathop {Zn}\limits^{ + 2} C{l_2} + \mathop {{H_2}}\limits^0 \uparrow\)
- Số oxh của tất của Zn kẽm tăng lên từ 0 lên +2;
- Số oxh của hiđro giảm từ +1 xuống 0.
-
Nhận xét: Trong hóa học vô cơ, phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố. Nên phản ứng thế luôn là phản ứng oxi hóa khử.
1.1.4. Phản ứng trao đổi
- Ví dụ 1: \(\mathop {Ag}\limits^{ + 1} \mathop N\limits^{ + 5} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} + \mathop {Na}\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1} \to \mathop {Ag}\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1} \downarrow + \mathop {Na}\limits^{ + 1} \mathop N\limits^{ + 5} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2}\)
- Số oxi hóa của tất cả của tất cả các nguyên tố không thay đổi.
- Ví dụ 2: \(2\mathop {Na}\limits^{ + 1} \mathop O\limits^{ - 2} \mathop H\limits^{ + 1} + \mathop {Cu}\limits^{ + 2} \mathop {C{l_2}}\limits^{ - 1} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(\mathop O\limits^{ - 2} \mathop H\limits^{ + 1} )_2} \downarrow + 2\mathop {Na}\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1} \)
- Số oxh của tất cả các nguyên tố không thay đổi.
- Nhận xét: Trong phản ứng trao đổi số oxi hóa của tất cả các nguyên tố không thay đổi.
1.2. Kết luận
Dựa vào sự thay đổi số oxh, có thể chia pứ hóa học thành 2 loại:
- Phản ứng có sự thay đổi số oxh là phản ứng oxh-khử.
- Phản ứng hóa học không có sự thay đổi số oxh, không phải là phản ứng oxh – khử.
2. Luyện tập Bài 18 Hóa học 10
Sau bài học cần nắm: cách xác định phương trình hóa học nào là Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng trao đổi, từ đó có những nhận định, đâu là phản ứng oxi hóa khử.
2.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 18 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
- A. Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O.
- B. 2KClO3 → 2KCl + 3O2.
- C. C2H4 + Cl2 → C2H4Cl2.
- D. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 2H2O.
-
- A. 28 : 3.
- B. 1 : 3.
- C. 3 : 1.
- D. 3 : 28.
-
- A. 76.
- B. 63.
- C. 102.
- D. 39.
-
- A. Phản ứng trao đổi.
- B. Phản ứng hoá hợp.
- C. Phản ứng thế.
- D. Phản ứng phân huỷ.
-
- A. 4, 5, 8.
- B. 3, 7, 5.
- C. 2, 8, 6.
- D. 2, 10, 8.
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Bài 18.
Bài tập 18.12 trang 46 SBT Hóa học 10
Bài tập 18.13 trang 46 SBT Hóa học 10
Bài tập 18.14 trang 46 SBT Hóa học 10
Bài tập 18.15 trang 46 SBT Hóa học 10
Bài tập 1 trang 109 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 2 trang 109 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 3 trang 110 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 4 trang 110 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 5 trang 110 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 6 trang 110 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 7 trang 110 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 8 trang 110 SGK Hóa học 10 nâng cao
3. Hỏi đáp về Bài 18 chương 4 Hóa học 10
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa Chúng tôi thảo luận và trả lời nhé.