Chúng tôi giới thiệu đến các em học sinh bài học: Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở đầu thế kỉ XV
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ
- Tháng 11- 1406 Trương Phụ chỉ huy 20 vạn quân Minh và hàng vạn dân phu chia làm 2 cánh sang xâm lược nước ta.
- Bị đánh bại ở Lạng Sơn, Hồ Quý Ly lui về phóng ngự ở thành Đa Bang(Hà Tây), rồi lại lui về cố thủ ở thành Tây Đô ( Vĩnh Lộc- Thanh Hóa) và bị quân Minh bắt vào cuối tháng 6-1907 ở Hà Tĩnh.
- Kháng chiến của nhà Hồ thất bại do đường lối sai lầm, không dựa vào dân, làm mất lòng dân, chiến đấu đơn độc.
1.2. Chính sách cai trị của nhà Minh
- Nhà Minh xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi nước ta thành quận Giao Chỉ
- Thi hành chính sách đồng hóa, ngu dân, bóc lột tàn bạo.
- Tăng thuế, bắt người đem về Trung Quốc
- Thiêu hủy sách vở, bắt ta bỏ phong tục tập quán.
- Chế độ thống trị của nhà Minh tàn bạo, đất nước bị tàn phá, nhân dân lầm than
1.3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần
a. Khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407- 1409)
- Tháng 10- 1407,Trần Ngỗi xưng là hòang đế Giản Định, lập căn cứ ở Nghệ An ( 1408) ; được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng, và thắng trận Bô cô ( Nam Định ).
- Nội bộ nghĩa quân nghi ngờ giết hại lẫn nhau, khởi nghĩa tan rã.
- 1409 Trần Ngỗi bị giặc bắt đưa về Trung Quốc.
b. Khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 –1414): (Trùng Quang chống quân Ngô)
- Trần Quý Khóang là cháu vua Trần Nghệ Tông được Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị phò tá.
- Trần Quý Khóang lên ngôi vua, hiệu là Trùng Quang.Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Quảng Nam.
- Năm 1411 quân Minh xin thêm viện binh tấn công Thanh Hóa, nghĩa quân rút vào Thuận Hóa.
- Năm 1413 quân Minh đánh Thuận Hóa, khởi nghĩa thất bại.
- Nguyên nhân: do ách thống trị tàn bạo của quân Minh.
- Đặc điểm: nổ ra sớm, liên tục mạnh mẽ.
- Thất bại do: thiếu sự phối hợp, thiếu liên kết, nội bộ mâu thuẫn.
- Sự khác nhau giữa cách đánh của nhà Trần chống quân Nguyên và nhà Hồ chống quân Minh:
- Nhà Trần: dựa vào nhân dân, “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”; “đoản binh thắng trường trận”, vừa đánh cản giặc, vứa rút lui để bảo tòan lực lượng, buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta
- Nhà Hồ: không dựa vào dân, không đòan kết được tòan dân, chiến đấu đơn độc.
2. Luyện tập và củng cố
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình
- B. Bắt phụ nữ trẻ em đưa về Trung Quốc làm nô tì
- C. Xóa bỏ quốc hiệu của ta đổi thành quận Giao Chỉ
- D. Thiêu hủy toàn bộ sách của ta, đem về Trung Quốc sách có giá trị
-
- A. Phát triển văn hóa nước ta
- B. Sáp nhập nước ta vào Trung Quốc
- C. Ổn định chính trị ở nước ta
- D. Phát triển kinh tế ở nước ta
Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 2 trang 84 SGK Lịch sử 7 Bài 18
Bài tập 1.1 trang 60 SBT Lịch Sử 7
Bài tập 1.2 trang 60 SBT Lịch Sử 7
Bài tập 1.3 trang 60 SBT Lịch Sử 7
Bài tập 1.4 trang 60 SBT Lịch Sử 7
Bài tập 2 trang 61 SBT Lịch Sử 7
Bài tập 3 trang 61 SBT Lịch Sử 7
Bài tập 4 trang 62 SBT Lịch Sử 7
Bài tập 5 trang 62 SBT Lịch Sử 7
Bài tập 6 trang 62 SBT Lịch Sử 7
Bài tập 7 trang 63 SBT Lịch Sử 7
Bài tập 8 trang 63 SBT Lịch Sử 7
3. Hỏi đáp Bài 18 Lịch sử 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!