Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 10 Bài 18: Cân bằng của một vật có trục quay cố định và Momen lực.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Thanh AB khối lượng 25 kg, dài 7,5 m trọng tâm tại G biết GA=1,2 m. Thanh AB có thể quay quanh trục đi qua O biết OA=1,5 m. Để giữ thanh cân bằng nằm ngang thì phải tác dụng lên đầu B một lực bằng bao nhiêu? Khi đó trục quay sẽ tác dụng lên thanh một lực bằng bao nhiêu? Lấy g=10 m/s2.
- A.243,5 N.
- B.262,5 N.
- C.234,5 N.
- D.232,5 N.
-
Câu 2:
Một thanh AB nặng 30 kg, dài 9 m, trọng tâm tại G biết BG=6 m. Trục quay tại O biết AO=2 m, Người ta phải tác dụng vào đầu B một lực F=100 N xác định khối lượng vật treo vào đầu A để thanh nằm cân bằng. Xác định độ lớn của lực tác dụng vào O. lấy g=10m/s2
- A.600N
- B.700N
- C.800N
- D.900N
-
Câu 3:
Biểu thức nào sau đây không chính xác theo quy tắc momen lực :
- A.\(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\)
- B.\(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}}\)
- C.\(\frac{{{F_2}}}{{{F_1}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}}\)
- D.\(\frac{{{d_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{F_1}}}\)
-
Câu 4:
Chọn câu phát biểu sai:
- A.Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của vật.
- B.Momen lực được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của lực đó.
- C.Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
- D.Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
-
Câu 5:
Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh. Khi người ấy tác dụng một lực F1 = 100N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển động. Hãy tìm lực cản của gỗ tác dụng lên đinh. Biết d1= 20cm, d2 = 2cm.
- A.\(500N\)
- B.\(1000N\)
- C.\(1200N\)
- D.\(1500N\)
-
Câu 6:
Một thanh AB = 7,5 m có trọng lượng 200 N có trọng tâm G cách đầu A một đoạn 2 m. Thanh có thể quay xung quanh một trục đi qua O. Biết OA = 2,5 m. Để AB cân bằng phải tác dụng vào đầu B một lực F có độ lớn bằng
- A.100 N.
- B.25 N.
- C.10 N.
- D.20 N.
-
Câu 7:
Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với
- A.trọng tâm của vật rắn.
- B. trọng tâm hình học của vật rắn.
- C.cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chiếu lực
- D.điểm đặt của lực tác dụng.
-
Câu 8:
Một cái xà nằm ngang chiều dài 10 m trọng lượng 200 N. Một đầu xà gắn vào tường, đầu kia được giữ bằng sợi dây làm với phương nằm ngang góc 60o. Lực căng của sợi dây là
- A.200 N.
- B.100 N.
- C.116 N.
- D.173 N.
-
Câu 9:
Một thanh dài l = 1 m, khối lượng m = 1,5 kg. Một đầu thanh được gắn vào trần nhà nhờ một bản lề, đầu kia được giữ bằng một dây treo thẳng đứng.Trọng tâm của thanh cách bản lề một đoạn d = 0,4 m. Lấy g = 10 m/s2. Lực căng của dây là:
- A.6 N.
- B.5 N.
- C.4 N.
- D.3 N.
-
Câu 10:
Một thanh đồng chất AB, có trọng lượng P1 = 10 N, đầu A được gắn với tường bằng một bản lề, còn đầu B được giữ yên nhờ một sợi dây nằm ngang buộc vào tường tại C. Một vật có trọng lượng P2 = 15 N, được treo vào đầu B của thanh. Cho biết AC = 1 m ; BC = 0,6 m. Lực căng T2 và T1 của hai đoạn dây lần lượt là
- A.15 N ; 15 N.
- B.15 N ; 12 N.
- C.12N; 12 N.
- D. 12 N ; 15 N.