Bài 18: Cân bằng của một vật có trục quay cố định và Momen lực

Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên gặp nhiều trường hợp của vật rắn khi quay quanh một trục quay cố định, chẳng hạn như đòn bẩy. Tuy nhiên, quy tắc đòn bẩy chỉ là một trường hợp riêng của một quy tắc tổng quát hơn mà ta sẽ học dưới đây, vậy quy tắc đó là gì ? Và nếu vật không thể chuyển động tịnh tiến mà chỉ có thể quay quanh một trục thì điều gì sẽ xảy ra khi các vật đó chịu tác dụng của một lực?  Đáp án của những câu hỏi trên đều nằm trong nội dung bài giảng, mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 18: Cân bằng của một vật có trục quay cố định và Momen lực để có được câu trả lời nhé.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Mômen lực.

1.1.1. Thí nghiệm.

  • Nếu không có lực \({\vec F_2}\) thì lực \({\vec F_1}\) làm cho đĩa quay theo chiều kim đồng hồ.

  • Ngược lại nếu không có lực \({\vec F_1}\) thì lực \({\vec F_2}\) làm cho đĩa quay ngược chiều kim đồng hồ. Đĩa đứng yên vì tác dụng làm quay của lực \({\vec F_2}\) cân bằng với tác dụng làm quay của lực \({\vec F_2}\).

1.1.2. Mômen lực

  • Mômen lực đối với một trục quay là là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.

\(M{\rm{ }} = {\rm{ }}F.d{\rm{ }}\left( {N/m} \right)\)

  • Với

    • M : momen của lực

    • d : cánh tay đòn của lực là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

    • Đơn vị momen lực:  N.m 

1.2. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định.

1.2.1. Quy tắc.

  • Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều ngược lại.

\({M_1} = {M_2}\)

\(\,{F_1}.{d_1} = {F_2}.{d_2}\)

1.2.2. Chú ý

  • Qui tắc mômen còn được áp dụng cho cả trường hợp một vật không có trục quay cố định nếu như trong một tình huống cụ thể nào đó ở vật xuất hiện trục quay

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh. Khi người ấy tác dụng một lực F1 = 100N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển động. Hãy tìm lực cản của gỗ tác dụng lên đinh. Biết d1= 20cm, d2 = 2cm.

Hướng dẫn giải

  • Khi đinh bắt đầu chuyển động thì Momen của búa xem như bằng momen cản của đinh:

  • Ta có: \({M_1} = {M_2}\)

\(\,{F_1}.{d_1} = {F_2}.{d_2}\)

\( \Rightarrow {F_2} = \frac{{{F_1}{d_1}}}{{{d_2}}} = \frac{{100.0,2}}{{0,02}} = 1000N\)

Bài 2:

Biểu thức nào sau đây không chính xác theo quy tắc momen lực :

A. \(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\)                    B. \(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}}\)

C. \(\frac{{{F_2}}}{{{F_1}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}}\)                    D. \(\frac{{{d_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{F_1}}}\)

Hướng dẫn giải

Theo quy tắc momen lực: 

\(\,{F_1}.{d_1} = {F_2}.{d_2}\)

⇔ \(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\) ⇔ \(\frac{{{F_2}}}{{{F_1}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}}\) ⇔ \(\frac{{{d_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{F_1}}}\)

⇒ Biểu thức câu B không chính xác.

Bài 3:

Chọn câu phát biểu sai:

A. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của vật.

B. Momen lực được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của lực đó.

C. Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

D. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.

Hướng dẫn giải:

  • Mômen lực đối với một trục quay là là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực ⇒ Đáp án A sai

3. Luyện tập Bài 18 Vật lý 10

Qua bài giảng Cân bằng của một vật có trục quay cố định và Momen lực này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :

  • Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của momen lực.

  • Phát biểu được quy tắc momen lực.

  • Vận dụng được khái niệm momen lực và quy tắc momen lực để giải thích một số hiện tượng vật lí thường gặp trong đời sống và kĩ thuật 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 10 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 136 SGK Vật lý 10 nâng cao

Bài tập 2 trang 136 SGK Vật lý 10 nâng cao

Bài tập 3 trang 136 SGK Vật lý 10 nâng cao

Bài tập 4 trang 136 SGK Vật lý 10 nâng cao

Bài tập 18.1 trang 43 SBT Vật lý 10

Bài tập 18.2 trang 43 SBT Vật lý 10

Bài tập 18.3 trang 43 SBT Vật lý 10

Bài tập 18.4 trang 43 SBT Vật lý 10

Bài tập 18.5 trang 44 SBT Vật lý 10

Bài tập 18.6 trang 44 SBT Vật lý 10

Bài tập 18.7 trang 44 SBT Vật lý 10

Bài tập 18.8 trang 44 SBT Vật lý 10

4. Hỏi đáp Bài 18 Chương 3 Vật lý 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?