Bài 18: Biến dạng của thân

Giống như rễ, thân cũng có những biến dạng. Các em hãy quan sát một số loại thân biến dạng và tìm hiểu chức năng của chúng thông qua bài học dưới đây.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng

Một số loại thân biến dạng

Hình 1: Một số loại thân biến dạng

1-Thân củ ở dưới mặt đất của cây khoai tây (cây mang chồi)

2-Thân củ ở trên mặt đất của cây su hào

3-Thân rễ và thân trên mặt đất của cây gừng

4-Thân rễ ở dưới mặt đất của cây dong ta

Điểm giống và khác nhau giữa các loại củ:

  • Giống nhau: Có chồi, lá (là thân); củ phình to (chứa chất dự trữ)
  • Khác nhau: Củ gừng, dong có dạng rễ, dưới mặt đất; Củ su hào, khoai tây có dạng tròn, to

Phân loại dựa vào vị trí và hình dạng

Hình 2: Phân loại dựa vào vị trí và hình dạng

1.2. Đặc điểm của một số loại thân biến dạng

Lấy que nhọn chọc vào cây xương rồng 3 cạnh

Hình 3: Lấy que nhọn chọc vào cây xương rồng 3 cạnh

a. Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng gì? Dự trữ

b. Sống trong điều kiện nào lá biến đổi thành gai? Điều kiện thiếu nước

c. Kể tên một số cây mọng nước mà em biết? ⇒ Thuốc bỏng, lô hội, dứa, thanh long … 

Một số cây mọng nước

Hình 4: Một số cây mọng nước

1.3. Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng

STT

Tên vật mẫu

Đặc điểm của thân biến dạng

Chức năng đối với cây

Tên thân biến dạng

1

Củ su hào

Thân củ nằm trên mặt đất

Dự trữ chất dinh dưỡng

Thân củ

2

Củ khoai tây

Thân củ nằm dưới mặt đất

Dự trữ chất dinh dưỡng

Thân củ

3

Củ gừng

Thân rễ nằm trong đất

Dự trữ chất dinh dưỡng

Thân rễ

4

Củ dong ta

Thân rễ nằm trong đất

Dự trữ chất dinh dưỡng

Thân rễ

5

Xương rồng

Thân mọng nước, mọc trên mặt đất.

Dự trữ nước và quang hợp

Thân mọng nước

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Thân củ có đặc điểm gì? Kể tên một số loại cây có thân củ?

Hướng dẫn:

Thân củ phình to để chứa chất dự trữ, trên thân củ có chồi, lá. 

Một số cây thân củ

Bài 2:

Thân rễ có đặc điểm gì? Kể tên một số loại cây có thân rễ?

Hướng dẫn:

Thân rễ nằm dưới mặt đất, có dạng rễ, để chứa chất dự trữ.

Cây thân rễ

Bài 3:

Củ hành có phải là thân biến dạng không?

Hướng dẫn:

Củ hành là thân biến dạng: Thân củ (Thân hành)

Thân hành: Đoạn thân thẳng đứng, ngắn, bao phủ bởi lá biến dạng mọng nước và dày.

Thân hành

3. Luyện tập Bài 18 Sinh học 6

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 6 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 59 SGK Sinh học 6

Bài tập 2 trang 59 SGK Sinh học 6

Bài tập 3 trang 59 SGK Sinh học 6

Bài tập 4 trang 59 SGK Sinh học 6

Bài tập 6 trang 29 SBT Sinh học 6

Bài tập 7 trang 30 SBT Sinh học 6

Bài tập 1 trang 31 SBT Sinh học 6

Bài tập 2 trang 31 SBT Sinh học 6

4. Hỏi đáp Bài 18 Chương 3 Sinh học 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?