Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân

Nội dung bài học tìm hiểu về các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. Phân biệt cành, chồi ngọn và chồi nách (chồi lá và chồi hoa) dựa vào vị trí, đặc điểm và chức năng. Nhận biết, phân biệt được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò dựa vào cách mọc của thân.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo ngoài của thân

Một đoạn thân cây

Hình 1: Ảnh chụp một đoạn thân cây

1. Chồi ngọn 2. Chồi nách 3. Thân chính 4. Cành

Cấu tạo của chồi lá và chồi hoa

Hình 2: Cấu tạo của chồi lá (A) và chồi hoa (B)

1. Mô phân sinh ngọn 2. Mầm hoa 3. Mầm lá

  • Sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo của chồi hoa và chồi lá là:
    • Giống nhau: có mầm lá bao bọc.
    • Khác nhau: Trong chồi lá là mô phân sinh sẽ phát triển thành cành mang lá ; trong chồi hoa mô phân sinh ngọn là mầm hoa sẽ phát triển thành cành mang hoa hoặc chồi hoa

Sự khác nhau giữa chồi ngọn và chồi nách

Hình 3: Sự khác nhau giữa chồi ngọn và chồi nách

1.2. Các loại thân

 

Một số loại thân cây

Hình 4: Một số loại thân cây

Theo vị trí của thân trên mặt đất mà chia thân làm 3 loại

  • Thân đứng
    • Thân gỗ: cứng, cao, có cành.
    • Thân cột: cứng, cao, không cành.
    • Thân cỏ: mềm, yếu, thấp.
  • Thân leo: Leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn, tua cuốn.
  • Thân bò: Mềm yếu, bò ngang sát đất.

STT

Tên cây

Thân đứng

Thân leo

Thân bò

Thân gỗ

Thân cột

Thân cỏ

Thân quấn

Tua cuốn

1

Đậu ván

 

 

 

x

 

 

2

lúa

 

 

x

 

 

 

3

Dừa

 

x

 

 

 

 

4

Nhãn

x

 

 

 

 

 

5

Rau má

 

 

 

 

 

x

6

Mướp

 

 

 

 

x

 

1.3. Tổng kết

Sơ đồ tư duy bài Cấu tạo ngoài của thân

Hình 5: Sơ đồ tư duy bài Cấu tạo ngoài của thân

 

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Hãy chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A rồi điền vào cột trả lời.

Cột A: Các loại thân

Trả lời

Cột B: Tên cây

1. Thân đứng

2. Thân leo

3,. Thân bò

1……………….

2……………….

3……………….

a. Cây ổi

b. Cây bạch đàn

c. Cây mướp

d. Cây bí xanh

e Cây rau má

g. Cây na

h. Cây dừa

i. Cây xoài

j. Cây đậu Hà Lan

 

Hướng dẫn:

1. Thân đứng: Cây ổi, Cây bạch đàn, Cây na, cây dừa, Cây xoài, Cây đậu Hà Lan

2. Thân leo: Cây mướp, Cây bí

3,. Thân bò:Cây rau má

3. Luyện tập Bài 13 Sinh học 6

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 6 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 45 SGK Sinh học 6

Bài tập 2 trang 45 SGK Sinh học 6

Bài tập 3 trang 45 SGK Sinh học 6

Bài tập 1 trang 27 SBT Sinh học 6

Bài tập 1 trang 29 SBT Sinh học 6

Bài tập 3 trang 31 SBT Sinh học 6

Bài tập 4 trang 31 SBT Sinh học 6

Bài tập 5 trang 31 SBT Sinh học 6

4. Hỏi đáp Bài 13 Chương 3 Sinh học 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?