Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

Đất là vật thể tự nhiên rất quen thuộc với con người. Nhưng để nhận biết chúng phải dựa vào những dấu hiệu gì? Chúng khác với các vật thể tự nhiên khác như đá, nước, sinh vật… như thế nào? Chúng được tạo thành từ đâu? Mời các em học sinh cùng tìm hiểu bài học này: Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng

  • Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
  • Độ phì của đất: Là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
  • Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.

1.2. Các nhân tố hình thành đất

1. Đá mẹ

  • Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc, cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.

2. Khí hậu

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm
  • Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
  • Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu --> sinh vật --> đất. 

3. Sinh vật

  • Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
  • Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.
  • Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).

4. Địa hình

  • Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
  • Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu , tầng phong hóa dày.
  • Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.

5. Thời gian

  • Thời gian hình thành đất là tuổi đất.
  • Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
  • Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
  • Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.

6. Con người

  • Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
  • Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.

2. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này các em cần phải nắm được nội dung sau: 

  • Kiến thức.
    • Trình bày được các khái niệm Thổ nhưỡng (đất), độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển
    • Biết được các nhân tố hình thành đất, hiểu được vai trò của mỗi nhân tố trong sự hình thành đất.
  • Kĩ năng.
    • Rèn luyện kĩ năng đọc, hiểu, giải thích kênh hình, xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố đối với sự hình thành đất.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 10 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 47 SBT Địa lí 10

Bài tập 2 trang 47 SBT Địa lí 10

Bài tập 3 trang 47 SBT Địa lí 10

Bài tập 4 trang 47 SBT Địa lí 10

Bài tập 5 trang 48 SBT Địa lí 10

Bài tập 6 trang 48 SBT Địa lí 10

Bài tập 6 trang 48 SBT Địa lí 10

Bài tập 7 trang 48 SBT Địa lí 10

Bài tập 8 trang 48 SBT Địa lí 10

Bài tập 1 trang 21 Tập bản đồ Địa Lí 10

Bài tập 2 trang 21 Tập bản đồ Địa Lí 10

Bài tập 3 trang 21 Tập bản đồ Địa Lí 10

3. Hỏi đáp Bài 17 Địa lí 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?