Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 8 Bài 17: Bài luyện tập 3.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học:
- A.Khi đốt nóng đường thì ta thấy xuất hiện cacbon và nước
- B.Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu
- C.Trộn bột ( Fe ) với bột (S), ta được hỗn hợp 2 chất với nhau.
- D.Hòa muối ăn với nước ta được hỗn hợp nước đường.
-
Câu 2:
Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lí?
- A.Lưu huỳnh cháy tạo ra khí sunfurơ
- B.Cồn để trong lọ bị bay hơi
- C.Than cháy tạo ra khí cacbon đioxit
- D.Đường cháy thành than.
-
Câu 3:
Khi đốt nến quá trình nào sau đây có phản ứng hóa học xảy ra?
- A.Nến chảy lỏng thấm vào bấc.
- B.Nến chảy lỏng chuyển thành hơi nến.
- C.Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.
- D.Cả ba quá trình trên.
-
Câu 4:
Khẳng định sau gồm hai ý: “Trong phản ứng hóa học, chỉ phân tử biến đổi còn các nguyên tử giữ nguyên, nên tổng khối lượng các chất được bảo toàn”
- A.Ý 1 đúng, ý 2 sai.
- B.Ý 1 sai, ý 2 đúng.
- C.Cả hai ý đều đúng và ý 1 giải thích cho ý 2.
- D.Cả hai ý đều sai.
-
Câu 5:
Cho 8,4 gam CO tác dụng với 16 gam Fe2O3 tạo ra 13,2 gam CO2 và kim loại Fe. Khối lượng sắt thu được là:
- A.2,24g
- B.22,4g
- C.11,2g
- D.1,12g.
-
Câu 6:
Chọn phương trình đúng khi nói về khí nito và khí hidro
- A.N2 + 3H2 → NH3
- B.N2 + H2 → NH3
- C.N2 + 3H2 → 2NH3
- D.N2 + H2 → 2NH3
-
Câu 7:
Chọn đáp án đúng
Trong phản ứng hóa học, hạt vi mô nào được bảo toàn
- A.Hạt phân tử
- B.Hạt nguyên tử
- C.Cả 2 loại hạt
- D.Không có hạt nào
-
Câu 8:
Cho 3 g sắt cháy trong không khí sinh ra 5,04 sắt (II) oxit. Tính m của oxi
- A.2,4 g
- B.2,04 g
- C.2,1 g
- D.2,24 g
-
Câu 9:
Hệ số của Al trong phản ứng sau là
Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 10:
Chọn hệ số thích hợp và công thức hóa học của chất còn thiếu
CuO + ? HCl → CuCl2 + ?
- A.H2O và 1:2:1:1
- B.H2 và 1:1:1:1
- C.H2O và 1:2:1:2
- D.O2 và 1:1:1:1