Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 12 Bài 15: Luyện tập Polime và vật liệu polime.
Câu hỏi trắc nghiệm (23 câu):
-
Câu 1:
Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?
- A.Tơ nilon–6,6.
- B.Tơ tằm.
- C.Tơ nitron.
- D.Tơ visco.
-
Câu 2:
Có thể phân biệt các đồ dùng làm bằng da thật và da nhân tạo (PVC) bằng cách nào sau đây
- A.So sánh khả năng thấm nước của chúng, da thật dễ thấm nước hơn.
- B.So sánh độ mềm mại của chúng, da thật mềm mại hơn da nhân tạo.
- C.Đốt hai mẫu da, mẫu da thật cho mùi khét, còn da nhân tạo không cho mùi khét.
- D.Dùng dao cắt ngang hai mẫu da, da thật ở vết cắt bị xơ, còn da nhân tạo thì nhẵn bóng
-
Câu 3:
PS là sản phẩm của phản ứng trùng hợp monome nào sau đây:
- A.\(C{H_2} = C{H_2}\)
- B.\(C{H_2} = CHCl\)
- C.\({C_6}{H_5}CH = C{H_2}\)
- D.\(C{H_2} = CH - CH = C{H_2}\)
-
Câu 4:
Cho các polime sau: Thủy tinh hữu cơ plexiglas; Teflon; tơ nitron; cao su buna; nhựa novolac; poli (etylen-terephtalat). Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:
- A.3.
- B.4.
- C.5.
- D.6.
-
Câu 5:
Đồng trùng hợp Buta-1,3-đien và acrylonitrin thu được cao su Buna-N chứa 8,96%N về khối lượng.Tỉ lệ mắt xích Buta-1,3-đien và acryonitrin trong cao su đã cho là:
- A.1:2
- B.1:1
- C.2:1
- D.3:1
-
Câu 6:
PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?
- A.Vinyl clorua.
- B.Propilen.
- C.Acrilonitrin.
- D.Vinyl axetat.
-
Câu 7:
Nhận định sơ đồ sau: \(CH_{4}\rightarrow X\rightarrow Y\rightarrow Z\rightarrow\) Cao su Buna . Trong đó Y là:
- A.ancol etylic
- B.vinylaxetilen
- C.anđehit axetic
- D.butan
-
Câu 8:
Chọn nhận xét đúng:
- A.Tơ tằm, sợi bông, tơ visco là những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ
- B.Cao su là vật liệu polime không có tính đàn hồi
- C.Capron, nilon-6, nilon-6,6; etylen-terephtalat đều là các polime trùng ngưng.
- D.Xenlulozơ trinitrat, tơ visco đều là polime nhân tạo
-
Câu 9:
Monome tạo ra polime –[CH2-C(CH3)=CH-CH2-CH2-CH(CH3)CH2-CH(CH3)]- là:
- A.CH2=C(CH3)-CH=CH2 và CH2=CH-CH3.
- B.CH2=C(CH3)-CH=CH2 và CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2.
- C.CH2=C(CH3)-CH=CH2.
- D.CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2.
-
Câu 10:
Cho các polime: polietilen (1), poli (metyl metacrilat) (2), polibutađien (3), polisitiren (4), poli (vinyl axetat) (5), tơ nilon-6,6 (6). Trong các polime trên các polime bị thủy phân trong dung dịch axit và trong dung dịch kiềm là:
- A.(1), (2), (5), (4).
- B.(2), (3), (6).
- C.(2), (5), (6).
- D.(1), (4), (5), (3).
-
Câu 11:
Trong số các polime: tơ nhện, xenlulozơ, sợi capron, nhựa PPF, poli isopren, len lông cừu, polivinilaxetat, số chất không bị đeplolyme hóa khi tiếp xúc với dung dịch kiềm là:
- A.2.
- B.3.
- C.4.
- D.5.
-
Câu 12:
Thực hiện phản ứng chuyển hóa PVC thành tơ clorin bằng cách cho Clo tác dụng với PVC. Trong tơ clorin, Clo chiếm 66,67% về khối lượng. Số mắc xích trung bình của PVC đã phản ứng với 1 phân tử Clo là:
- A.2.
- B.3.
- C.4.
- D.1.
-
Câu 13:
Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta-1,3-đien, thu được polime X. Cứ 2,834g X phản ứng vừa hết với 1,731g Br2. Tỉ lệ số mắt xích butađien: stiren trong loại polime trên là:
- A.1:1
- B.1:2
- C.2:3
- D.1:3
-
Câu 14:
Trùng hợp 1,50 tấn etilen thu được m tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%.Gía trị của m là:
- A.1,500
- B.0,960
- C.1,200
- D.1,875
-
Câu 15:
Tiến hành trùng hợp 1 mol etylen ở điều kiện thích hợp, đem sản phẩm sau trùng hợp tác dụng với dung dịch Brom dư thì có 36 gam Br2 phản ứng. Hiệu suất phản ứng trùng hợp và khối lượng PE thu được là:
- A.70% và 23,8g
- B.85% và 23,8g
- C.77,5% và 22,4g
- D.77,5% và 21,7g
-
Câu 16:
Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng ngưng ?
- A.axit axetic.
- B.etylamih.
- C.buta-l,3-đien.
- D.axit E-amino caproic.
-
Câu 17:
Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh ?
- A.xenlulozo
- B.amilozơ
- C.amilopectin
- D.cao su lưu hoá
-
Câu 18:
Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng ?
- A.tơ nilon-6,6
- B.tơ nitron
- C.tơ visco
- D.tơ xenlulozơ axetat
-
Câu 19:
Trong các polime sau : poli(metyl metacrylat), poli(etylen terephtalat), polietilen, nilon-6,6, số polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng là
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây đúng ?
- A.Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
- B.Poli(vinyl doma) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng,
- C.Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.
- D.Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.
-
Câu 21:
Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ ?
- A.nilon-6,6
- B.polibutađien
- C.poli(vinyl doma)
- D.polietilen
-
Câu 22:
Phát biểu nào sau đây là đúng ?
- A.tơ visco là tơ tổng hợp
- B.polietilen dùng làm chất dẻo
- C.nilon-6 là tơ thiên nhiên
- D.poliacrilonitrin dùng làm cao su
-
Câu 23:
Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH → X2 + X + H2O;
(b) X2 + H2SO4 → X3 + Na2SO4;
(c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O;
(d) 2X2 + X3 →X5 + 2H2O
Phân tử khối của X5 là
- A.216.
- B.202.
- C.174
- D.198