Nội dung bài học củng cố lại hiểu biết về những phương pháp điều chế Polime, cấu tạo mạch Polime.
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Hệ thống hóa kiến thức Polime
2.2. So sánh hai loại phản ứng điều chế polime
Mục so sánh | Trùng hợp | Trùng ngưng |
---|---|---|
Định nghĩa | Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hoặc tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime). | Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (H2O, ...). |
Quá trình | n monome → Polime | n monome → polime + các phân tử nhỏ khác |
Sản phẩm | Polime trùng hợp | Polime trùng ngưng |
Điều kiện của monome | Có liên kết và vòng kém bền | Có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng. |
Bài tập minh họa
3.1. Bài tập Polime và Vật liệu Polime - Cơ bản
Bài 1:
Cho các polime: tơ visco; len; tơ tằm; tơ axetat; bông, tinh bột. Số polime thiên nhiên là:
Hướng dẫn:
Thiên nhiên | Tổng hợp | Nhân tạo (Bán tổng hợp) |
Có nguồn gốc từ thiên nhiên: VD: Xenlulozơ, tinh bột… | Do con người tổng hợp nên VD: Polietilen(PE); poli(vinyl clorua: PVC)… | Lấy polime thiên nhiên và chế hóa thành polime mới VD: tơ axetat, tơ visco,… |
Bài 2:
Trong số các polime: tơ nhện, xenlulozơ, sợi capron, nhựa PPF, poli isopren, len lông cừu, polivinilaxetat, số chất không bị đeplolyme hóa khi tiếp xúc với dung dịch kiềm là:
Hướng dẫn:
Các polimer không bị depolyme hóa (Tức là không tác dụng) với kiềm là xenlulozơ, poli isopren.
Bài 3:
Một Polimer có phân tử khối là 2,8.105 đvC và hệ số trùng hợp là 104. Pomiler ấy là:
Hướng dẫn:
M = 280000 : 10000 = 28 monome là C2H4 ⇒ polime polime PE.
3.2. Bài tập Polime và Vật liệu Polime - Nâng cao
Bài 1:
Thực hiện phản ứng trùng ngưng hỗn hợp 1,45kg hexametylenđiamin và 1,825kg axit ađipic tạo nilon-6,6. Sau phản ứng thu được polime… và 0,18kg H2O. Hiệu suất phản ứng trùng ngưng là:
Hướng dẫn:
\(n(H_{2}N-[CH_{2}]_{6}-NH_{2})+n(HOOC-[CH_{2}]_{4}COOH)\)
0,05 0,05
\(\frac{1,45}{116}=0,0125(Kmol)\) \(\frac{1,825}{146}=0,0125(Kmol)\)
\(\rightarrow (-\, \, \, \, \, \, \, \, \, \, \, \, \, \, \, \, \, \, \, \, \, \, \, \, \, -)_{n}+2H_{2}O\)
0,005 Kmol \(\leftarrow\) \(\frac{0,18}{18}=0,01 Kmol\)
\(H\%=\frac{0,005}{0,0125}.100\%=40\%\)
4. Luyện tập Bài 15 Hóa học 12
Sau bài học cần nắm:
- phương pháp điều chế Polime
- cấu tạo mạch Polime
4.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 15 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
- A. Tơ nilon–6,6.
- B. Tơ tằm.
- C. Tơ nitron.
- D. Tơ visco.
-
- A. So sánh khả năng thấm nước của chúng, da thật dễ thấm nước hơn.
- B. So sánh độ mềm mại của chúng, da thật mềm mại hơn da nhân tạo.
- C. Đốt hai mẫu da, mẫu da thật cho mùi khét, còn da nhân tạo không cho mùi khét.
- D. Dùng dao cắt ngang hai mẫu da, da thật ở vết cắt bị xơ, còn da nhân tạo thì nhẵn bóng
-
- A. \(C{H_2} = C{H_2}\)
- B. \(C{H_2} = CHCl\)
- C. \({C_6}{H_5}CH = C{H_2}\)
- D. \(C{H_2} = CH - CH = C{H_2}\)
-
- A. 3.
- B. 4.
- C. 5.
- D. 6.
-
- A. 1:2
- B. 1:1
- C. 2:1
- D. 3:1
-
- A. Vinyl clorua.
- B. Propilen.
- C. Acrilonitrin.
- D. Vinyl axetat.
-
- A. ancol etylic
- B. vinylaxetilen
- C. anđehit axetic
- D. butan
-
Câu 8:
Chọn nhận xét đúng:
- A. Tơ tằm, sợi bông, tơ visco là những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ
- B. Cao su là vật liệu polime không có tính đàn hồi
- C. Capron, nilon-6, nilon-6,6; etylen-terephtalat đều là các polime trùng ngưng.
- D. Xenlulozơ trinitrat, tơ visco đều là polime nhân tạo
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 12 Bài 15.
Bài tập 15.1 trang 33 SBT Hóa học 12
Bài tập 15.3 trang 33 SBT Hóa học 12
Bài tập 15.4 trang 33 SBT Hóa học 12
Bài tập 15.5 trang 33 SBT Hóa học 12
Bài tập 15.6 trang 34 SBT Hóa học 12
Bài tập 15.7 trang 34 SBT Hóa học 12
Bài tập 15.8 trang 34 SBT Hóa học 12
Bài tập 15.9 trang 34 SBT Hóa học 12
Bài tập 15.10 trang 34 SBT Hóa học 12
Bài tập 3 trang 104 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 4 trang 104 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 5 trang 104 SGK Hóa học 12 nâng cao
5. Hỏi đáp về Bài 15 Chương 4 Hoá học 12
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa Chúng tôi thảo luận và trả lời nhé.