Trong quá trình phát triển của cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạng thời đại, đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế nên đã giành được những thắng lợi to lớn. Hiện nay, trong xu thế hòa bình, hợp tác phát triển, Đảng và nhà nước ta đang thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa để phát triển đất nước. Để hiểu được vai trò, nhiệm vụ, phương hướng, nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại. Mời tất cả các em học sinh cùng tìm hiểu bài học này: Bài 15: Chính sách đối ngoại
Tóm tắt bài
1.1. Vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại
-
Vai trò:
- Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới; góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.
- Nhiệm vụ:
- Giữ vững môi trường hoà bình, tạo đk quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển KT – XH, CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
1.2. Nguyên tắc của chính sách đối ngoại
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
- (để làm thất bại những hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ của nước ta.)
- Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi
- (Vì các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều có quyền sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc, phát triển. Vì vậy, nguyên tắc này yêu cầu nước ta tôn trọng quyền của các nước và đòi hỏi các nước tôn trọng quyền bình đẳng của nước ta. đồng thời, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, hợp tác cùng có lợi.)
1.3. Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại.
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.
- Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc cộng đồng quốc tế, Triệu tiếp Đại sứ Trung Quốc. tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực Hợp tác trên lĩnh vực Khoa học
- Mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác
- Củng cố tăng cường quan hệ với các ĐCS, công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới, mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền.
- Phát triển công tác đối ngoại nhân dân
-
Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội
-
- Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền lợi con người.
-
Sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan đến vấn đề nhân quyền
- Kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định chính trị của Việt Nam Giám đốc công ty tư vấn luật bi xét xử cho hai tội tuyên truyền chống nhà nước XHCN Việt Nam và phá rối an ninh.
-
- Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.
- Là một đòi hỏi khách quan của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước nhằm phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
→ Như vậy với những phương hướng cơ bản nêu trên sẽ góp phần:
- Thúc đẩy hoạt động đối ngoại ngày càng rộng mở
- Tạo điều kiện để Việt Nam tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực
- Tạo ra điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế
2. Luyện tập Bài 15 GDCD 11
Qua bài học này các em cần nắm:
- Vai trò, nhiệm vụ, phương hướng, mục đích, ý nghĩa của chính sách đối ngoại đối với nước ta.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới đất nước.
- B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
- C. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- D. Nâng cao vị thế nước ta trên thế giới
-
- A. Tôn trọng, độc lập, tự do, bình đẳng
- B. Bình đẳng, tự do, tự nguyện
- C. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng vag cùng có lợi
- D. Chủ động, tích cực, trách nhiệm
-
- A. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
- B. Nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới
- C. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh công nghiệp háo, hiện đại hóa đất nước
- D. Nêu cao tinh thần, tự chủ trong quan hệ quốc tế
Câu 4-Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 11 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 118 SGK GDCD 11
Bài tập 2 trang 118 SGK GDCD 11
Bài tập 3 trang 118 SGK GDCD 11
Bài tập 4 trang 118 SGK GDCD 11
Bài tập 5 trang 118 SGK GDCD 11
Bài tập 6 trang 118 SGK GDCD 11
3. Hỏi đáp Bài 15 GDCD 11
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!