Bài 15: Bài toán về chuyển động ném ngang

Chuyển động ném là chuyển động thường gặp trong đời sống và kĩ thuật. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta khảo sát về dạng bài chuyển động ném đơn giản nhất là chuyển động ném ngang. Vậy chuyển động ném ngang có ý nghĩa như thế nào ? Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 15: Bài toán về chuyển động ném ngang  

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khảo sát chuyển động ném ngang

1.1.1. Chọn hệ trục toạ độ và gốc thời gian

  •   Chọn hệ trục toạ độ Đề-các xOy, trục Ox hướng theo véc tơ vận tốc \(\mathop {{v_o}}\limits^ \to  \) , trục Oy hướng theo véc tơ trọng lực \(\mathop P\limits^ \to  \)

  •   Chọn gốc thời gian lúc bắt đầu ném

1.1.2. Phân tích chuyển động ném ngang

  Chuyển động của các hình chiếu Mx và My trên các trục Ox và Oy gọi là các chuyển động thành phần của vật M.

  • Thành phần theo trục Ox:

\({a_x} = 0;{v_x} = {v_o};x = {v_o}t\left( 1 \right)\)  (1)

  • Thành phần theo trục Oy:

\({a_y} = g;{v_y} = gt;y = g{t^2}\left( 2 \right)\)     (2)

1.2. Xác định chuyển động ném ngang

1.2.1. Dạng của quỹ đạo

  • Từ (1), (2) suy ra phương trình quỹ đạo của vật :

\(y = \frac{g}{{2v_0^2}}{x^2}\)

  • Quỹ đạo của vật là 1 nữa đường parapol

1.2.2. Thời gian chuyển động.

  • Thay y = h vào (2), ta được:

\(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

1.2.3. Tầm ném xa.

  • Gọi L là tầm ném xa

\(L = {x_{max}} = {v_o}t = {v_o}\sqrt {\frac{{2h}}{g}} \).

1.2.4. Tốc độ

\(v = \sqrt {v_x^2 + v_y^2}  = \sqrt {v_o^2 + {{(gt)}^2}} \)

1.3. Thí nghiệm kiểm chứng.

  • Sau khi búa đập vào thanh thép, bi A chuyển động ném ngang còn bi B rơi tự do.

  • Cả hai đều chạm đất cùng một lúc.

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,50m (theo phương ngang) ?  Lấy \(g = 10m/{s^2}.\)  Tính thời gian hòn bi rơi ?

Hướng dẫn giải:

Ta có công thức tính thời gian rơi: t = 

⇒ t = \(\sqrt{}\frac{2.1,25}{10}= 0,5s\) 

Bài 2

Một máy bay bay theo phương ngang ở cùng độ cao 10km với tốc độ 720km. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để thả quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy \(g = 10m/{s^2}.\)

Hướng dẫn giải:

  • Quả bom được xem như ném ngang có \({v_0} = 720{\rm{ }}km/h = 200m/s\)

\(h = 10{\rm{ }}km{\rm{ }} = 10000m{\rm{ }} = {10^4}m\)

  • Áp dụng công thức tính tầm ném xa ta có:

L = v0  = 200

L = 8944,2m = 8,944km.

  • Phương trình quỹ đạo của vật ném ngang:

y =  x2

⇒ y =  (m)

3. Luyện tập Bài 15 Vật lý 10

Qua bài giảng Bài toán về chuyển động ném ngang này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :

  • Nắm được phương pháp phân tích chuyển động ném ngang.

  • Viết được các công thức về tầm xa, vận tốc chạm đất, thời gian rơi.

  • Nêu được đặc điểm của chuyển động ném ngang

  • Giải được bài toán về chuyển động của vật ném ngang ở cấp độ đơn giản 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 5- Câu 12: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 10 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 7 trang 84 SGK Vật lý 10 nâng cao

Bài tập 8 trang 84 SGK Vật lý 10 nâng cao

Bài tập 15.1 trang 36 SBT Vật lý 10

Bài tập 15.2 trang 36 SBT Vật lý 10

Bài tập 15.3 trang 36 SBT Vật lý 10

Bài tập 15.4 trang 36 SBT Vật lý 10

Bài tập 15.5 trang 36 SBT Vật lý 10

Bài tập 15.6 trang 37 SBT Vật lý 10

Bài tập 15.7 trang 37 SBT Vật lý 10

Bài tập 15.8 trang 37 SBT Vật lý 10

Bài tập 15.9 trang 37 SBT Vật lý 10

Bài tập 15.10 trang 37 SBT Vật lý 10

4. Hỏi đáp Bài 15 Chương 2 Vật lý 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?