Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 12 Bài 13: Các mạch điện xoay chiều.
Câu hỏi trắc nghiệm (14 câu):
-
Câu 1:
Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần \(R=100\Omega\) có biểu thức \(u = 200\sqrt 2 cos(100\pi t + \frac{\pi }{4})(V).\) Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là:
- A.\(i=\sqrt{2}cos(200\pi t+\frac{\pi }{2})(A)\)
- B.\(i=\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{2})(A)\)
- C.\(i=2\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{2})(A)\)
- D.\(i=2\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{4})(A)\)
-
Câu 2:
Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ có điện dung \(C=\frac{10^{-4}}{\pi }(F)\) có biểu thức \(u=100\sqrt{2}cos(100\pi t)(V)\) . Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là:
- A.\(i=2\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{2})(A)\)
- B.\(i=\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{2})(A)\)
- C.\(i=2\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{2})(A)\)
- D.\(i=2\sqrt{2}cos(200\pi t+\frac{\pi }{2})(A)\)
-
Câu 3:
Đặt điện áp xoay chiều \(u=U_0cos2\pi ft\) (U0 không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Phát biểu nào sau đây đúng
- A.Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch.
- B.Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch càng lớn khi tần số f càng lớn
- C.Dung kháng của tụ điện càng lớn khi tần số f càng lớn.
- D.Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch không đổi khi tần số f thay đổi.
-
Câu 4:
Điện áp giữa hai đầu của một cuộn cảm thuần : \(u=100\sqrt{2}cos(100\pi t)(V)\)
Cường độ hiệu dụng trong mạch có giá trị I=5A, biểu thức nào sau đây đúng?
- A.\(i=5\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{2})(A)\)
- B.\(i=5\cos(100\pi t-\frac{\pi }{2})(A)\)
- C.\(i=5\sqrt{2}cos(200\pi t-\frac{\pi }{2})(A)\)
- D.\(i=5\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{2})(A)\)
-
Câu 5:
Trong đoạn mạch chỉ có điện trở R thì:
- A.Mạch có sự cộng hưởng điện.
- B.I và U tuân theo định luật Ôm.
- C.Cường độ dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế.
- D.Cường độ dòng điện muộn pha hơn hiệu điện thế.
-
Câu 6:
Đặt điện áp u = Uocos(100πt – π/6) ( t tính bằng s) vào hai đầu một tụ điện có điện dung 1/5π mF. Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu tụ điện là 200 V thì cường độ dòng điện trong mạch là 3,0 A. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là
- A.i = 5cos(100πt + π/3) A.
- B.i = cos(100πt + π/3) A.
- C.i = 5cos(100πt - π/6) A.
- D. i = cos(100πt - π/6) A.
-
Câu 7:
Mạch điện xoay chiều gồm một điện trở thuần R = 40W, một cuộn thuần cảm có hệ số tự cảm \(L = \frac{{0,8}}{\pi }(H)\) và một tụ điện có điện dung \(C = \frac{2}{\pi }{.10^{ - 4}}F\) mắc nối tiếp. Biết rằng dòng điện qua mạch có dạng \(i = 3\cos (100\pi t)(A)\) . Tính tổng trở toàn mạch.
- A.\(30\Omega \)
- B.\(40\Omega \)
- C.\(50\Omega \)
- D.\(60\Omega \)
-
Câu 8:
Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm một điện trở thuần R = 80W, một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 64mH và một tụ điện có điện dung \(C = 40\mu F\) mắc nối tiếp. Tính tổng trở của đoạn mạch. Biết tần số của dòng điện f = 50Hz.
- A.\(50\Omega \)
- B.\(80\Omega \)
- C.\(100\Omega \)
- D.\(90\Omega \)
-
Câu 9:
Cho mạch điện không phân nhánh gồm R = 100\(\sqrt 3 \)W, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C =10-4 /2p (F). Đặt vào 2 đầu mạch điện một hiệu điện thế u = 100\(\sqrt 2 \)cos 100p t. Biết hiệu điện thế ULC = 50V ,dòng điện nhanh pha hơn hiệu điện thế. Tìm giá trị của L ?
- A.0,001H
- B.0,420H
- C.0,324H
- D.0,318H
-
Câu 10:
Khi đặt điện áp không đổi 30V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{1}{{4\pi }}\) (H) thì dòng điện trong đoạn mạch là dòng điện một chiều có cường độ 1 A. Nếu đặt vào hai đầu đoạn mạch này điện áp \(u = 150\sqrt 2 \cos 120\pi t\) (V) thì biểu thức của cường độ dòng điện trong đoạn mạch là
- A.\(i = 5\sqrt 2 \cos (120\pi t - \frac{\pi }{4})\) (A).
- B.\(i = 5\cos (120\pi t + \frac{\pi }{4})\) (A).
- C.\(i = 5\cos (120\pi t - \frac{\pi }{4})\) (A).
- D.\(i = 5\sqrt 2 \cos (120\pi t + \frac{\pi }{4})\) (A).
-
Câu 11:
Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp nhau. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm là 150V, giữa hai đầu tụ điện là 100V.Dòng điện trong mạch có biểu thức i =I0cos(wt + \(\pi\)/6)(A) . Biểu thức điện áp hai đầu đoạn mạch là
- A.\(u = 50\sqrt 2 \cos (100\pi t - \pi /2)\) V.
- B.\(u = 50\sqrt 2 \cos (100\pi t + \pi /2)\,V\)V.
- C.\(u = 50\sqrt 2 \cos (100\pi t - 2\pi /3)\) V.
- D.\(u = 50\sqrt 2 \cos (100\pi t + 2\pi /3)\) V.
-
Câu 12:
Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \left( {120\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\,\,V\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \frac{1}{{6\pi }}H\) Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là \(40\sqrt 2 V\) thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 1A . Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là
- A.\(i = 3\sqrt 2 \cos \left( {120\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\,\,A\)
- B.\(i = 3\cos \left( {120\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\,\,A\)
- C.\(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {120\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\,\,A\)
- D.\(i = 2\cos \left( {120\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\,\,A\)
-
Câu 13:
Đặt vào hai đầu một cuộn tụ điện một một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi và tần số f thay đổi. Khi f = 50 Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua L là 3 A. Hỏi khi tần số dòng điện là 60 thì cường độ dòng điện là bao nhiêu?
- A.2,5 A.
- B.2 A.
- C. 3,6 A.
- D.1 A.
-
Câu 14:
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220 V, tần số 50 Hz vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong đoạn mạch bằng 1 A. Giá trị của L bằng:
- A.0,99 H.
- B.0,56 H.
- C.0,86 H.
- D.0,70 H.