Bài tập SGK Vật Lý 12 Bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều.
-
Bài tập 1 trang 66 SGK Vật lý 12
Phát biểu định nghĩa:
a) Giá trị tức thời;
b) Giá trị cực đại;
c) Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều hình sin.
-
Bài tập 2 trang 66 SGK Vật lý 12
Tại sao phải quy định thống nhất tần số của dòng điện xoay chiều tạo ra trong kỹ thuật?
-
Bài tập 3 trang 66 SGK Vật lý 12
Xác định giá trị trung bình theo thời gian của:
a) \(\small 2sin100 \pi t\);
b) \(\small 2cos100 \pi t\);
c) \(\small 2sin(100 \pi t + \frac{\pi}{6})\);
d) \(\small 4sin^2100 \pi t\);
e) \(\small 3cos(100 \pi t -\frac{\pi}{3} )\).
-
Bài tập 4 trang 66 SGK Vật lý 12
Trên một bóng đèn có ghi 220V - 100W, nổi đèn ấy vào mạng điện xoay chiều có U = 220V. Xác đinh:
a) Điện trở của đèn;
b) Cường độ hiệu dụng qua đèn;
c) Điện năng tiêu thụ của đèn trong một giờ
-
Bài tập 5 trang 66 SGK Vật lý 12
Một mạch điện gồm hai đèn mắc song song, trên mỗi đèn có ghi: 220V - 115W; 220V - 132W. Nối hai đầu của mạch điện ấy vào mạng điện xoay chiều có U = 220V. Xác định:
a) Công suất tiêu thụ trong mạch điện;
b) Cường độ dòng điện cung cấp cho mạch điện.
-
Bài tập 6 trang 66 SGK Vật lý 12
Trên một đèn có ghi 100V – 100W. Mạch điện sử dụng có U = 110V. Để đảm bảo đèn sang bình thường, phải mắc thêm vào mạch điện một điện trở bằng bao nhiêu?
-
Bài tập 7 trang 66 SGK Vật lý 12
Với dòng điện xoay chiều, cường độ hiệu dụng I liên hệ với cường độ cực đại I0 theo công thức nào?
A.\(\small I= \frac{I_{0}}{2}\);
B. \(I= \frac{I_{0}}{3}\);
C. \(I= \frac{I_{0}}{\sqrt{2}}\);
D. \(I= \frac{I_{0}}{\sqrt{3}}\).
-
Bài tập 8 trang 66 SGK Vật lý 12
Điện áp tức thời giữa hai đầu của đoạn mạch xoay chiều là: \(\small U = 80cos100 \pi t (V)\)
Tần số góc của dòng điện là bao nhiêu?
A. 100 \(\small \pi\) rad/s;
B. 100 Hz;
C. 50 Hz;
D. 100 \(\small \pi\) Hz.
-
Bài tập 9 trang 66 SGK Vật lý 12
Điện áp tức thời giữa hai đầu của đoạn mạch xoay chiều là: \(\small U = 80cos100 \pi t (V)\)
Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch đó là bao nhiêu?
A. \(\small 80 V;\)
B. \(\small 40 V;\)
C. \(\small 80\sqrt{2 }V;\)
D. \(\small 40\sqrt{2} V.\)
-
Bài tập 10 trang 66 SGK Vật lý 12
Một đèn điện có ghi 110 V – 100 W mắc nối tiếp với điện trở R vào một mạch xoay chiều có \(u = 220\sqrt{2}sin100 \omega t (V)\). Để đèn sang bình thường, R phải có giá trị là bao nhiêu ?
A. \(\small 1210 \Omega\);
B. \(\frac{10}{11} \small \Omega\)
C. \(\small 121 \Omega\);
D. \(\small 110 \Omega\).
-
Bài tập 12.1 trang 33 SBT Vật lý 12
Cho điện áp tức thời giữa hai đầu một mạch điện là: u = 80cos100πt (V). Điện áp hiệu dụng là bao nhiêu ?
A. 80 V. B. 40 V.
C. 80\(\sqrt 2 \) V. D. 40\(\sqrt 2 \) V.
-
Bài tập 12.2 trang 33 SBT Vật lý 12
Điện áp giữa hai cực một vôn kế xoay chiều là \(u = 100\sqrt 2 cos\pi t{\rm{ }}\left( V \right)\). Số chỉ của vôn kế này là
A. 100 V. B. 141 V. C.70V. D. 50 V.