Trong bài học này các em tìm hiểu về quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật, quá trình thụ tinh kết hợp các giao tử tạo thành hợp tử và phát triển thành cơ thể mới. Các em chứng minh được vai trò của giảm phân và thụ tinh trong thực tiễn
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự phát sinh giao tử
-
Giao tử đực (tinh trùng)
-
1 tế bào sinh dục đực sơ khai qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các tinh nguyên bào
-
Các tinh nguyên bào đến thời kì nhất định sẽ dời lớp tế bào mầm nằm sát thành ống sinh tinh và phát triển to ra để hình thành tinh bào bậc 1
-
Mỗi tinh bào bậc 1 trải qua giảm phân 1 cho 2 tinh bào bậc 2
-
Mỗi tinh bào bậc 2 trải qua giảm phân 2 cho 2 tinh trùng
-
-
Giao tử cái (trứng)
-
1 tế bào sinh dục cái sơ khai qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các noãn nguyên bào.
-
Noãn nguyên bào lớn lên thành noãn bào bậc 1
-
Mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân 1 cho 1 noãn bào bậc 2 và 1 thể cực thứ 1
-
Mỗi noãn bào bậc 2 qua giảm phân 2 sẽ cho 1 trứng và 1 thể cực thứ 2
-
Mỗi thể cực thứ 1 qua giảm phân 2 cho 2 thể cực thứ 2
-
Các thể cực sẽ bị tiêu biến.
-
1.2. Thụ tinh
- Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 1 giao tử đực và 1 giao tử cái.
- Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử.
1.3. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh
- Giảm phân tạo giao tử chứa bộ NST đơn bội.
- Thụ tinh khôi phục bộ NST lưỡng bội. Sự kết hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính
- Giảm phân tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc, sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử khác nahu làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp ở loài sinh sản hữu tính tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
Gợi ý trả lời:
Giống nhau:
- Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.
- Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để cho ra giao tử.
Khác nhau
Đặc điểm so sánh | Phát sinh giao tử cái | Phát sinh giao tử đực |
|
|
|
3. Luyện tập Bài 11 Sinh học 9
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nắm được cơ chế phát sinh giao tử và thụ tinh.
- Nêu được ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.
- Nêu được những điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
- Phân tích được ý nghĩa của các quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Giao tử là:
- A. Tế bào dinh dục đơn bội
- B. Được tạo từ sự giảm phân của tế bào sinh dục thời kì chín
- C. Có khả năng tạo thụ tinh tạo ra hợp tử
- D. Cả A, B, C đều đúng
-
- A. Nguyên phân
- B. Giảm phân
- C. Thụ tinh
- D. Nguyên phân và giảm phân
-
- A. 1 trứng và 3 thể cực
- B. 4 trứng
- C. 3 trứng và 1 thể cực
- D. 4 thể cực
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 36 SGK Sinh học 9
Bài tập 2 trang 36 SGK Sinh học 9
Bài tập 3 trang 36 SGK Sinh học 9
Bài tập 4 trang 36 SGK Sinh học 9
Bài tập 10 trang 26 SBT Sinh học 9
Bài tập 34 trang 32 SBT Sinh học 9
Bài tập 35 trang 32 SBT Sinh học 9
4. Hỏi đáp Bài 11 Chương 2 Sinh học 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!