Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 9 Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Xét các dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn giảm đi 5 lần và tiết diện tăng 2 lần thì điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào?
- A.Điện trở của dây dẫn tăng lên 10 lần.
- B.Điện trở của dây dẫn giảm đi 10 lần.
- C.Điện trở của dây dẫn tăng lên 2,5 lần.
- D.Điện trở của dây dẫn giảm đi 2,5 lần.
-
Câu 2:
Câu phát biểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa hiệu điện thế U giữa hai đầu một đoạn mạch có điện trở R và cường độ dòng điện I chạy qua đoạn mạch là không đúng?
- A.Hiệu điện thế U bằng tích số giữa cường độ dòng điện I và điện trở R của đoạn mạch.
- B.Điện trở R của đoạn mạch không phụ thuộc vào hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
- C.Cường độ dòng điện I tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U và tỉ lệ nghịch với điện trở R của đoạn mạch.
- D.Điện trở R tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện I chạy qua đoạn mạch.
-
Câu 3:
Hai bóng đèn Đ1 và Đ2 có hiệu điện thế định mức tương ứng là U1=1,5V và U2=6V; khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1=1,5Ω và R2=8Ω. Hai đèn này được mắc cùng với một biến trở vào hiệu điện thế U=7,5V theo sơ đồ hình 11.2
a. Hỏi phải điều chỉnh biến trở có giá trị bao nhiêu để hai đèn sáng bình thường?
b. Biến trở nói trên được quấn bằng dây nikêlin có điện trở suất là 0,40.10-6Ωm, có độ dài tổng cộng là 19,64m và đường kính tiết diện là 0,5mm. Hỏi giá trị của biến trở tính được ở câu a trên đây chiếm bao nhiêu phần trăm so với điện trở lớn nhất của biến trở này?
- A.Rb=24Ω, 60%
- B.Rb=24Ω, 40%
- C.Rb=40Ω, 40%
- D.Rb=40Ω, 60%
-
Câu 4:
Cho mạch điện có sơ đồ như hình 10.1, trong đó hiệu điện thế giữa hai điểm A và B được giữ không đổi và đèn sáng bình thường khi biến trở có điện trở bằng 0. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng?
- A.Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M.
- B.Đèn sáng yếu đi khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M
- C.Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu N.
- D.Cả ba câu trên đều không đúng.
-
Câu 5:
Trong mạch điện có sơ đồ vẽ ở hình 10.2, nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 12V.
a. Điều chỉnh con chạy của biến trở để vôn kế chỉ 6V thì ampe kế chỉ 0,5A. Hỏi khi đó biến trở có điện trở là bao nhiêu?
b. Phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu để vôn kế chỉ 4,5V.
- A.20Ω; 24Ω
- B.20Ω;12Ω
- C.12Ω; 20Ω
- D.12Ω;40Ω
-
Câu 6:
Hai bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R1=7,5Ω và R2=4,5Ω. Dòng điện chạy qua hai đèn đều có cường độ định mức là I=0,8A. Hai đèn này được mắc nối tiếp với nhau và với một điện trở R3 để mắc vào hiệu điện thế U=12V. Tính R3 để hai đèn sáng bình thường.
- A.1Ω
- B.2Ω
- C.3Ω
- D.4Ω
-
Câu 7:
Hai bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R1=7,5Ω và R2=4,5Ω. Dòng điện chạy qua hai đèn đều có cường độ định mức là I=0,8A. Hai đèn này được mắc nối tiếp với nhau và với một điện trở R3 để mắc vào hiệu điện thế U=12V. Điện trở R3 được quấn bằng dây Nicrom có điện trở suất 1,10.10-6Ω.m và chiều dài là 0,8m. Tính tiết diện của dây Nicrom này.
- A.0,36mm2
- B.0,24mm2
- C.0,45mm2
- D.0,29mm2
-
Câu 8:
Hai dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, dây thứ nhất có điện trở R1=15Ω, có chiều dài l1=24m và có tiết diện S1=0,2mm2, dây thứ hai có điện trở R2=10Ω, chiều dài l2=30m. Tính tiết diện S2 của dây.
- A.0,48mm2
- B.0,24mm2
- C.0,375mm2
- D.0,75mm2
-
Câu 9:
Ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở R1, dây thứ hai bằng nhôm có điện trở R2, dây thứ ba bằng sắt có điện trở R3. Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn?
- A.R3 > R2 > R1
- B.R1 > R3 > R2
- C. R2 > R1 > R3
- D.R1 > R2 > R3
-
Câu 10:
Mắc nối tiếp R1 = 40Ω và R2 = 80Ω vào hiệu điện thế không đổi U = 12V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là
- A.0,1A
- B.0,15A
- C. 0,45A
- D.0,3A