Bài 1: Văn hóa Việt Nam thời kỳ tiền sử và sơ sử

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 1: Văn hóa Việt Nam thời kỳ tiền sử và sơ sử sau đây để tìm hiểu về thời tiền sử, trãi qua mấy giai đoạn, mỗi giai đoạn có những sự kiện quan trọng.

Tóm tắt lý thuyết

1. Thời tiền sử

  • Giai đoạn bản địa của văn hóa Việt Nam có thể tính từ khi con người bắt đầu có mặt trên lành thổ Việt Nam cho tới khoảng thế kỉ I trước công nguyên.
  • Đây là một giai đoạn dài và có tính chất quyết định, là giai đoạn hình thành, phát triển và định vị của văn hóa Việt Nam. Giai đoạn này có thể được chia làm hai thời kì. Thời tiền sử từ buổi đẩu đến cuối thời đại đá mới vã thời sơ sử cách đây khoảng trên dưới 4000 năm.
  • Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á là một trong những chiếc nôi của loài người. Cách đây khoảng 40 - 50 vạn năm và đến bây giờ khí hậu Việt Nam mang nặng đặc trưng nhiệt đới nóng ẩm thích hợp cho sự sinh sống của con người với những vềt tích còn lại, chúng ta biết rằng người vượn (Homo-Erectus) đã có mặt ở nhiều vùng từ Bắc tới Nam mở đầu cho giai đoạn tiền sử là văn hóa Núi Đọ (tên di chỉ khảo cổ học thuộc sơ kỉ thời đại đồ đá có phát hiện được ở núi Đọ, thuộc huyện Thiệu Hóa, tinh Thanh Hóa).
  • Trên bề mặt Núi Đọ, các nhà khảo cổ học thu nhặt được hàng vạn mảnh ghè (hay mảnh tước như các nhà khảo cổ học thường gọi), có bàn tay gia công của người nguyên thủy. Những công cụ đá này rất thô sơ, chứng tỏ "tay nghề", ghè đẽo còn rất vụng về. Người ta tìm thấy ở đây 8 chiếc rìu tay, loại công cụ được chế tác cẩn thận nhất của người vượn. Sau văn hóa Núi Đọ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra di chỉ khảo cổ thuộc hậu kì đá cũ ở Việt Nam. Đó là văn hóa Sơn Vi (xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tinh Phú Thọ).
  • Thời gian từ 20 đến 15 nghìn năm trước công nguyên, con người (người hiện đại - Homo sapiens) đã cư trú trên một địa bàn rất rộng, họ là chủ nhân của nền văn hóa Sơn Vi từ Lào Cai ở phía Bắc đến Bình Trị Thiên ở phía Nam, từ Sơn La ở phía Tây đến vùng sông Lục Nam ở phía Đông Người Sơn Vi sống chủ yếu trên các đối gò của vùng trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, người Sơn Vi còn sống cả trong các hang động núi đá vôi.
  • Đây là các bộ lạc săn bắt (bán), hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ. Công cụ còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong kỉ thuật chế tác, đã có nhiều hình loại ổn định. Tiêu biểu cho công cụ của các cư dân Sơn Vi là những hòn đá cuội được ghè đẽo ở hai cạnh. Đa số là công cụ chặt, nạo, hay cắt, có loại có cắt ngang ở một đầu, có loại có lưỡi dọc ở rìa cạnh, có loại công cụ có lưỡi chạy xung quanh theo rìa tròn của viên cuội, hoặc có lưỡi ở hai đầu.
  • Dù điều kiện khí hậu thuận lợi cho đời sống con người cộng với sự đa dạng phong phú của các loài quán động thực vật phương Nam, song vết tích cư trú của người thời này chỉ hạn chế ở một số vùng, trên các đồi gò trong một số hang động vì thời kỉ này những đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Trung Bộ và Nam Bộ đều đang ở giai đoạn hình thành, chưa thích hợp cho đời sống định cư lâu dài của con người.
  • Dựa vào kĩ thuật chế tác công cụ của cư dân Sơn Vi, giáo sư Hà Văn Tấn cho rằng họ đã có tư duy phân loại. Tư duy phân loại này thể hiện trong lựa chọn nguyên liệu đá và trong sự đa dạng của các loại hình công cụ. Người nguyên thủy đã biết, dùng lửa. Họ chôn người ngay trong nơi cư trú, thức ăn chủ yếu là nhuyễn thể, những cây, quả, hạt và một số loại động vật vừa và nhỏ.
  • Việc chôn người chết trong nơi cư trú nói lên niềm tin của người nguyên thủy về một thế giới khác, mà ở đó người chết vẫn tiếp tục "sống". Những công cụ lao động được chôn bên cạnh người chết đã chứng tỏ niềm tin ấy.
  • Trong giai đoạn tiền sử, cách đây khoảng một vạn năm đã có những thay đổi quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong lối sống của con người. Loài người bước vào thời đại đá mới. Thời đại đá mới được đặc trưng bởi những tiến bộ về phương thức sản xuất cùng như kỉ thuật sản xuất. Toàn trái đất trở nên ấm, ẩm ướt, khí hậu môi trường có biến đổi lớn, thuận tiện cho sự tồn tại, phát triển của con người, động và thực vật.
  • Thời kì này con người nhận biết, tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre gỗ... Kỉ thuật chế tác đá được hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao, loại hình công cụ nhiều. Đặc biệt con người đã biết làm gồm, thuần dưỡng động vật và cây trồng, bắt đầu sống định cư, dân số gia tăng. Tiêu biểu cho giai đoạn này là văn hóa Hòa Bình. Cư dân văn hóa Hòa Bình sống chủ yếu trong các hang động núi đá vôi. Họ thích cư trú trong các khu vực gần cửa hang, thoáng đãng, có ánh sáng. Môi trường hoạt động của họ rãt rộng bao gồm hang-thung-thềm sông, suối. Vì thế, văn hóa Hòa Bình còn được gọi là nền văn hóa thung lũng. Văn hóa Hòa Bình kéo dài trong khoảng từ 12.000 đến 7.000 năm cách ngày nay.
  • Người Hòa Bình sống chủ yếu bằng sân bặt (bán) và hái lượm, song do đặc điểm của hệ sinh thái phổn tạp vùng rừng trường không thuận lợi cho hoạt động săn bắn nền phương thức sống của cư dân Hòa Bình chủ yếu là hái lượm.
  • Gần đây, người ta đã tìm thấy hạt và quả của nhiều loài cây thuộc họ rau đậu và họ bầu bí, được coi là đã thuần dưỡng trong một số di chi văn hóa Hòa Bình. Vì vậy đã có một nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện trong lòng văn hóa Hòa Bình. Cuộc sống định cư tương đối là một nhân tố tạo cho sự nảy sinh nghề trồng trọt. Tất nhiên vai trò của nó còn rất nhỏ bé so với các hoạt động truyền thống hái lượm và săn bắt (bắn). Có lẽ các hoạt động này vẫn là hoạt động kinh tế cơ bản của họ.
  • Sự xuất hiện của nông nghiệp trồng trọt và muộn hơn một chút trong các văn hóa thuộc trung kì và hậu kì đá mới, việc sản xuất đồ gốm đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong đòi sống con người, từ kinh tế khai thác sang kinh tế sản xuất. Cũng nhờ phương thức sản xuất mới mà con người đã mở rộng không gian sinh tồn. Trong giai đoạn trung kì và hậu kì của thời đá mới, con người đã chiếm lĩnh và chinh phục hai vùng sinh thái: núi, trước núi và ven biển. Ở vùng sinh thái ven biển, nghề đánh cá phát triển mạnh. Thời kì này được đặc trưng bởi các nền văn hóa Da Bút (Thanh Hóa), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long... với những làng định cư lâu dài, ổn định, trong đó, bên cạnh quan hệ dòng máu đã xuất hiện và ngày cảng nhiều những quan hệ láng giềng phức tạp.
  • Cư dân thời đại đá mới có một tri thức phong phú về tự nhiên, những hang động và những nơi cư trú khác của họ đều là những địa điểm thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất. Điều này cho thãy con người thời bây giờ đã biết thích nghi một cách hài hòa với tự nhiên.
  • Thời kì này cũng để lại những dấu vềt của nghệ thuật như nhũng hiện vật bằng xương có vết khắc hình cá, hình thú và những hình vẽ trên vách hang Đồng Nai, những mảnh thổ hoàng.. Người Hòa Bình, theo GS. Hà Văn Tấn có lẽ đã có nhứng biểu hiện về nhịp điệu, thể hiện bằng những nhóm vạch 3 vạch một trên các hòn cuội tìm thấy trong hang động. Dù mới chỉ là giả thuyết về số đếm, cách tính ngày... những di vật tìm thấy trong văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn cũng cho thấy một bước phát triển tư duy của người nguyên thủy. Tư duy về thời gian vũ trụ còn được thể hiện bằng những hoa văn, kí hiệu biểu thị mặt trời: như hình tròn, hình chủ vẽ trên đồ gốm. Có thể bấy giờ đã bẳt đầu hình thành một loại nông lịch sơ khai.
  • Những điều kiện định cư lâu dài và sự phát triển của nâng nghiệp đồ làm hình thành rõ nét tính địa phương của văn hóạ trong những khu vực hẹp vào cuối thời đại đá mới (cách đây khoảng 5 nghìn năm). Thời kì này cũng xuất hiện những tín ngường nguyên thủy. Là cư dân nông nghiệp nên mưa, gió và đặc biệt là mặt tròi đã trở thành một trong những thần linh quan trọng đối với con người.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?