Bài 1: Tổng cầu trong nền kinh tế mở

Bài học có nội dung trình bày về thành phần thu chi ngân sách chính phủ, xuất nhập khẩu và cán cân thương mại, sự thay đổi của tiêu dùng khi xuất hiện thuế ròng,... Để tìm hiểu chi tiết về các nội dung trên, mời các bạn cùng tham khảo bài giảng Bài 1: Tổng cầu trong nền kinh tế mở sau đây.

Tóm tắt lý thuyết

Tổng cầu (AD) trong nền kinh tế mở gồm có bốn thành phần:

  • Tiêu dùng dự kiến của các hộ gia đình (C)
  • Đầu tư dự kiến của các doanh nghiệp (I)
  • Chi tiêu dự kiến của chính phủ về hàng hoá và dịch vụ (G)
  • Xuất khẩu ròng dự kiến (NX) là chênh lệch giữa giá trị hàng xuất khẩu (X) và nhập khẩu dự kiến (M): NX= X-M

AD = C + I + G + X - M

Hai thành phần C và I đã được nghiên cứu kỹ trong chương 3, nên chúng ta chỉ nghiên cứu hai thành phần còn lại của tổng cầu là G và NX.

1. Thành phần thu chi của ngân sách chính phủ

1.1 Chi ngân sách

Chi ngân sách của chính phủ được chia làm hai loại:

(1) Chi mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ (G):

Trong chi tiêu G gồm có 2 bộ phận:

  • Chi tiêu thường xuyên của chính phủ (Cg) gồm tiền trả lương cho cán bộ công nhân viên chức, chi mua văn phòng phẩm, điện, nước.... trong khu vực công.
  • Chi đầu tư của chính phủ (Ig) là lượng tiền chính phủ chi ra để xây dựng cơ sở hạ tầng như: trường học, bệnh viện, đường sá, bến cảng, sân bay...

(2) Chi chuyển nhượng (Tr): là khoản tiền chính phủ chi cho một đối tượng nào đó mà không cần có hàng hoá và dịch vụ đối ứng, gồm chi trợ cấp thất nghiệp, trợ cáp cho người già và người khuyết tật, trợ cấp học bổng...

Hàm G theo sản lượng quốc gia (Y)

Hàm G phản ánh mức chi tiêu dự kiến của chính phủ ở mỗi mức sản lượng quốc gia.

Trong dài hạn chi tiêu của chính phủ phụ thuộc vào sản lượng quốc gia: G = f(Y)

Tuy nhiên trong ngắn hạn, chính phủ sẽ quyết định chi tiêu ngân sách dựa vào nhu cầu của mình, không phụ thuộc vào sản lượng quốc gia. Như vậy trong ngắn hạn cả G và Tr đếu độc lập với Y và có dạng:

G = G0

Tr = Tr0

1.2 Thu ngân sách

Nguồn thu ngân sách của chính phủ từ các nguồn sau:

  • Thuế: gồm các loại thuế gián thu và thuế trực thu. Đây là nguồn thu chính, lớn và ổn định của ngân sách quốc gia.
  • Phí và lệ phí
  • Các khoản nhận viện trợ từ nước ngoài
  • Ngoài ra để tiện hạch toán, người ta quy ước xem các khoản vay trong nước và vay nước ngoài của chính phủ là bộ phận của tổng thu ngân sách.

Trong các nguồn thu vừa nêu, thì nguồn thu quan trọng, ổn định và lớn nhất của ngân sách chính phủ là nguồn thu từ thuế. Ba bộ phận còn lại tương đối nhỏ và không ổn định; nên để đơn giản trong phân tích, ta coi như nguồn thu ngân sách là thuế.

Hàm thuế ròng (T) theo biến sản lượng (Y):

Hàm thuế ròng (T) phản ánh mức thuế ròng dự kiến thu của chính phủ tương ứng ở mỗi mức sản lượng quốc gia (Y).

  • Thuế ròng là thuế thực thu của ngân sách, là chênh lệch giữa tổng mức thuế thu (Tx) với chi chuyển nhượng Tr: T = Tx - Tr
  • Trong đó tổng mức thuế thu (Tx) là tổng các loại thuế trực thu (Td) và các loại thuế gián thu (Ti): Tx = Td + Ti
  • Tổng mức thuế thu là hàm phụ thuộc đồng biến với sản lượng quốc gia và có dạng : Tx = Tx0 + Tm.Y

Với Tx0 là thuế tự định, không phụ thuộc vào kết quả sản xuất gồm thuế môn bài, thuế thổ trạch...

Tm hay MPT là thuế biên, là phần thuế thu tăng thêm khi thu nhập quốc gia (Y) tăng thêm 1 đơn vị:

\(Tm = MPT = \frac{\Delta T}{\Delta Y}\)                     \((Tm > 0)\)

Còn chi chuyển nhượng (Tr) là hàm độc lập với Y và có dạng

\(Tr = Tr_0\)

Từ hàm Tx và Tr ta suy ra dạng tổng quát của hàm thuế ròng (T) như sau:

T = Tx - Tr

T = (Tx0 + Tm.Y) - Tr0

T = (Tx0 -Tr0) + Tm.Y

Đặt T0 = Tx0 -Tr0

\(\implies\) Ta có hàm thuế ròng T = T0 + TmY

T0 là thuế ròng tự định

Tm vừa là thuế biên, vừa là thuế ròng biên vì

\(Tm= \frac{\Delta \text{Tx}}{\Delta Y} = \frac{\Delta T}{\Delta Y}\)

Có thể mô tả hàm T trên đồ thị 4.2

1.3 Tình hình ngân sách chính phủ (B)

Khi so sánh giữa thu và chi ngân sách, sẽ cho ta biết tình trạng ngân sách của chính phủ:

B = T  -G

Ba trường hợp có thể xảy ra:

  • Khi thu ngân sách lớn hơn chi ngân sách: \(T > G \rightarrow B > 0\): ngân sách thặng dư (bội thu)
  • Khi thu ngân sách nhó hơn chi ngân sách: \(T < G \rightarrow B < 0\): ngân sách bị thâm hụt (bội chi)
  • Khi thu ngân sách bàng chi ngân sách: \(T = G \rightarrow B = 0\): ngân sách cân bằng

2. Sự thay đổi của tiêu dùng khi xuất hiện thuế ròng

Tiêu dùng là hàm phụ thuộc đồng biến với thu nhập khả dụng (Yd) và có dạng:

C = C0 + Cm.Yd

Mà Yd = Y - T

  • Khi không có chính phủ T = 0 nên Yd = Y. Ta có thể viết hàm C theo biến Y:

C = C0+ Cm.Y                             (*)

  • Khi có chính phủ, có thuế ròng: T = T0 + TmY

Lúc này Yd = Y - T

Từ hàm C = f(Yd), ta có thể viết hàm C theo biến Y:

C = C+ Cm.Yd

C = C+ Cm(Y - T)

C = C+ Cm(Y - T0 -Tm.Y)

C = C- Cm.T0 + Cm(1 - Tm)Y                     (**)

Đặt Co’ = C- Cm.T0: là tiêu dùng tự định theo thu nhập quốc gia (Y).

Đặt Cm’ = Cm(1 - Tm): là tiêu dùng biên theo thu nhập quốc gia (Y): khi Y tăng thêm 1 đvt thì tiêu dùng của hộ gia đình tăng thêm Cm’ đvt

Hàm C theo Y có thể viết dưới dạng :

C = Co’ + Cm’.Y

So sánh (*) và (**) ta thấy khi có thuế thì tiêu dùng bị giảm xuống ở mọi mức thu nhập so với trước khi có thuế. Trên đồ thị đường C khi có thuế sẽ dịch chuyển xuống dưới so với trước (hình 4.4)

VD1: Ta có hàm tiêu dùng có dạng:

C = 1.000 + 0,75Yd

  • Khi không có thuế T = 0 thì Yd = Y

\(\rightarrow\) C = 1.000 + 0,75Y        (*)

Nếu Y= 5.000 \(\rightarrow\) C = (1.000 + 0,75)5.000 = 4.750

  • Khi có thuế T = 200 + 0,2Y thì Yd = Y - T

\(\rightarrow\) C = 1.000 + 0,75(Y - T)

= 1.000 + 0,75( Y - 200 - 0,2Y)

C = 1.000 - 0,75 X 200 + 0,75(1 - 0,2)Y

C = 850 + 0,6Y   (**)

  • Khi Y = 5.000 -*• C = 850 + 0,6 X 5.000 = 3.850

(Cm’ = 0,6 < Cm = 0,75)

Co’ = 850 < Co = 1.000

3. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại

3.1 Xuất khẩu

Xuất khẩu là lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước và được bán ra nước ngoài.

Xuất khẩu phụ thuộc vào các nhân tố sau:

  • Sản lượng và thu nhập của nước ngoài
  • Tỷ giá hối đoái

Vì xuất khẩu của nước này là nhập khẩu của các nước khác, nên xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng và thu nhập của nước ngoài. Khi sản lượng và thu nhập của nước ngoài tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của họ cũng tăng, do đó xuất khẩu của nước ta cũng tăng theo, nó hầu như không phụ thuộc vào sản lượng trong nước.

Ngoài ra, tỷ giá hối đoái cũng là nhân tố tác động mạnh đến xuất nhập khẩu.

Tỷ giá hối đoái (e) là mức giá mà tại đó đồng tiền của hai quốc gia có thể chuyến đổi được cho nhau; là lượng nội tệ thu được khi đổi một đơn vị ngoại tệ.

VD2: tỷ giá giữa tiền đồng Việt Nam (VND) với đồng đôla Mỹ (USD) là e = 22.000 VND/USD; nghĩa là 22.000 đồng Việt Nam đổi được 1 đôla Mỹ. Khi tỷ giá tăng lên e1 = 23.000 VND/USD, thể hiện đồng nội tệ giảm giá so với đồng ngoại tệ.

Ta lấy ví dụ sau: Việt Nam xuất khấu áo sơ mi sang Mỹ, với giá là P = 220.000 VND/áo; nhập khẩu nho từ Mỹ với giá là P* = 5 USD/kg. Với tỷ giá là 22.000 VND/USD, thì giá áo xuất khẩu tính theo ngoại tệ là

\(P_\text{x} = \frac{P}{e} = \frac{220.000 \text{ VND}}{220.000\text{ VND}/\text{USD}}= 10 \text{ USD}\)

Giá nho nhập khẩu tính theo nội tệ là:

PM = P*. e = 5 USD x 22.000 VND/USD = 110.000 VND/kg.

Nếu bây giờ tỷ giá tăng lên là e1 = 23.000 VND/USD, trong khi giá hàng hoá xuất khẩu tính bằng nội tệ và giá hàng nhập khẩu tính bằng ngoại tệ vẫn không đổi, thì giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ sẽ rẻ hơn:

\(P_\text{x} = \frac{P}{e_1} = \frac{220.000 \text{ VND}}{23.000 \text{ VND/USD}} = 9,56 \text{ USD}\)

Do đó người nước ngoài sẽ nhập khẩu hàng của nước ta nhiều hơn, nên xuất khẩu tăng lên. Ngược lại thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ sẽ đắt hơn :

PM = P* x e1 = 5 USD x 23.000 VND/USD =115.000 VND/kg.

Vì thế người dân trong nước sẽ giảm mua hàng nhập khẩu, do đó nhập khẩu giảm xuống.

Như vậy, khi tỷ giá hối đoái tăng lên (nội tệ giảm giá), có tác dụng làm tăng sức cạnh tranh của hàng trong nước so với nước ngoài, vì giá hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn đối với người nước ngoài và giá hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn đối với người dân trong nước, sẽ khuyến khích tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, kết quả là xuất khẩu ròng tăng.

Qua phân tích ta nhận thấy, khi các yếu tố khác không đổi, xuất khẩu đồng biến với tỷ giá hối đoái, còn nhập khẩu nghịch biến với tỷ giá.

Trong chương này chúng ta coi tỷ giá hối đoái là biến ngoại sinh. Vấn đề tỷ giá hối đoái sẽ được phân tích sâu hơn trong chương 9.

Hàm xuất khẩu (X) theo Y

Hàm xuất khẩu phản ánh mức xuất khẩu dự kiến ở mỗi mức sản lượng. Xuất khẩu không phụ thuộc vào sản lượng quốc gia và có dạng: X = X0

3.2 Nhập khẩu

Nhập khẩu là lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài và được tiêu thụ ở trong nước.

  • Hàng nhập khẩu gồm hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Nhập khẩu phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng và thu nhập trong nước. Khi sản lượng và thu nhập trong nước tăng lên, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng và tư liệu sản xuất cũng tăng.
  • Nhập khẩu phụ thuộc đồng biến với sản lượng và nghịch biến với tỷ giá hối đoái.

Hàm nhập khẩu (M) theo Y

Hàm nhập khẩu phản ánh mức nhập khẩu dự kiến ở mỗi mức sản lượng, nó phụ thuộc đồng biến với sản lượng và có dạng:

\(M = M_0 + M_mY\)

Với: M0 là nhập khẩu tự định

Mm (hay MPM) là nhập khẩu biên: phản ánh lượng nhập khẩu thay đổi khi thu nhập quốc gia thay đổi 1 đơn vị (Mm > 0)

\(M_m = \frac{\Delta M}{\Delta Y}\)

3.3 Cán cân thương mại

(hay cán cân ngoại thương) là giá trị xuất khẩu ròng, là hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu

NX = X - M

Cán cân thương mại của một quốc gia có thế rơi vào một trong ba trường hợp sau:

  • Nếu X > M \(\rightarrow\) NX > 0 : Thặng dư thương mại (Xuất siêu)
  • Nếu X < M \(\rightarrow\) NX < 0 : Thâm hụt thương mại (Nhập siêu)
  • Neu X = M \(\rightarrow\) NX = 0 : Cán cân thương mại cân bằng

4. Hàm tổng cầu trong nền kinh tế mở

Từ các hàm thành phần của tổng cầu :

C = C0+ Cm.Yd = C0+ Cm(Y - T) = C0 - Cm.To + Cm(1 - Tm).Y

I = I0 + Im.Y

G = G0 

T = T0 + Tm.Y

X = X0 

M = M0 + Mm.Y

Chúng ta xây dựng hàm tổng cầu AD:

AD = C + I + G + X - M

AD = C0 - Cm.T0 + I0 + G0 + X0 -M0 + [Cm(1 - Tm) + Im - Mm]Y

Đặt     A0 = C0- Cm.T0 + I0 + G0 + X0 - M0

Am = Cm(1 - Tm) + Im - Mm

Hàm AD có thể viết lại:

AD = A0 + Am.Y

Với: A0 là tổng cầu tự định

       Am là tổng cầu biên hay tổng chi tiêu biên

Hàm tổng cầu phản ánh mức tổng cầu dự kiến tương ứng ở mỗi mức sản lượng, phụ thuộc đồng biến với sản lượng quốc gia.

VD3 : Ta có các hàm:

C = 200 + 0,75Yd

I = 100 + 0,2Y

G = 580

T = 40 + 0,2Y

X = 350

M = 200 + 0,05Y

Ta tìm được hàm AD:

AD = C + I + G + X - M

AD = 1.000 + 0.75Y

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?