Qua bài học này giúp các em học sinh biết được quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu, cơ cấu xã hội và hiểu được khái niệm “ Lãnh địa phong kiến ”, đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa. Thành thị xuất hiện như thế nào ? Kinh tế thành thị khác với kinh tế lãnh địa ra sao? Bên cạnh đó các em phải biết sử dụng bản đồ châu Âu để xác định vị trí và biết so sánh đối chiếu. Ngoài ra còn bồi dưỡng nhận thức cho các em học sinh sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến. Để hiểu hơn điều đó các em hãy cùng tìm hiểu bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu
a. Sự hình thành
- Thế kỷ V Người Giéc Man xâm chiếm, tiêu diệt đế quốc Rô Ma.
- Thành lập ra những Vương quốc mới như vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Vương quốc Đông Gốt... mà sau này người ta gọi là Anh, Pháp,Tây Ban Nha, Ý...
- Người Giéc-man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn, đồng thời cũng được phong các tước vị cao, thấp khác nhau như công tước, hầu tước, bá tước, nam tước.
→ Thế là những người này vừa có ruộng đất, vừa có tước vị. Họ trở nên có quyền thế và rất giàu có. Đó là các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân thì biến thành nông nô, phụ thuộc vào các lãnh chúa. Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành.
- Cơ câu xã hội: Chia 2 giai cấp
- Lãnh chúa phong kiến: Lãnh địa là một khu đất rộng rộng: dó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại... có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.
- Nông nô: Là tình trạng của những người nông dân hay tá điền dưới chế độ phong kiến mà địa vị của họ phụ thuộc vào người chủ đất và thân phận giống như một người nô lệ ở các nông trang hay nông trại thời kỳ đó.
- Nói một cách khác, nông nô là một nô lệ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông nô xuất hiện ở châu Âu thời kỳ Trung Cổ và kéo dài đến giữa thế kỷ 19 (điển hình là nước Nga).
→ Xã hội Phong kiến đã ra đời
1.2. Lãnh địa phong kiến
(Cuộc sống của nông nô trong 1 lãnh địa phong kiến)
- Là vùng đất đai rộng lớn mà các Lãnh chúa chiếm làm của riêng. Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế độc lập.
- Đặc điểm kinh tế: Nông nghiệp khép kín
- Nông nô bị bóc lột, bị đối xử tàn tệ: nông nô còn phải nộp nhiều thứ thuế khác như thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản v.v...
- Lãnh chúa không phải lao động suốt ngày chỉ luyện tập cung, kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức những buổi tiệc tùng, hội hè trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ, rực rỡ ánh đèn.
→ Nông nô đã nhiều lần nổi dậy chống lại các lãnh chúa phong kiến.
1.3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại
- Thế kỷ XI thành thị trung đại ra đời:
- Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hoá của mình đến những nơi có đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất.
- Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau ưở thành các thành phố lớn, gọi là các thành thị trung đại.
- Cư dân: Là thợ thủ công, thương nhân. Họ lập ra phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.
- Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.
→ Do vậy, sự ra đời của thành thị trung đại có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu.
- Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy kinh tế hàng hoá đơn giản phát triển, hình thành thị trường thống nhất.
- Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị, mở mang tri thức, tạo tiền đề để cho việc hình thành các trường đại học.
- Góp phần tích cực vào việc xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền thống nhất quốc gia.
2. Luyện tập củng cố bài học
Sau khi học xong bài này em phải trả lời được các câu hỏi sau: Các quốc gia phong kiến ở châu Âu ra đời thời gian nào? Thành thị xuất hiện có tác dụng như thế đối với nền kinh tế? Bên cạnh đó, các em phải hiểu được lãnh địa phong kiến là gì và cuộc sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa như thế nào có gì khác biệt. Hi vọng đây sẽ là tài liệu không chỉ cho các em học sinh mà còn cho quí thầy cô tham khảo sử dụng trong quá trình giảng dạy của mình.
2.1. Bài tập trắc nghiệm
Nhằm giúp các em củng cố lại nội dung bài học, mời các em cùng thử sức mình với các câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 trong phần sau.
-
- A. Thành lập các vương quốc mới
- B. Các thủ lĩnh quân sự và quan lại của người Giéc-man được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa, những kẻ có thế lực trong xã hội.
- C. Tiêu diệt nhà nước Rô-ma
- D. Phong các tước vị cho quí tộc Giéc-man
-
- A. Chủ nô Rô-ma
- B. Quí tộc Rô-ma
- C. Tướng lĩnh và quí tộc người Giéc-man
- D. Nông dân công xã
-
- A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh
- B. Nông dân
- C. Nô lệ
- D. Nô lệ và nông dân
-
- A. Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm.
- B. Lãnh địa phong kiến là của lãnh chúa phong kiến.
- C. Trong lãnh địa, lãnh chúa chỉ sống và ăn chơi trên sức lao động của nông nô; còn trong thành thị trung đại, thợ thủ công và thương nhân phải lao động sản xuất.
- D. Thành thị là nơi buôn bán.
Câu 2 - Câu 10: Xem trắc nghiệm để thi online
2.2. Bài tập SGK
Ngoài ra, các bài tập trong sách giáo khoa đều được hướng dẫn giải chi tiết trong phần Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 1. Nếu các em có thắc mắc về nội dung bài học thì nhớ đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.
Các em hãy cùng chuẩn bị: Sự suy vong của xã hội phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.