Bài 1: Phương trình vi phân cấp I

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 1: Phương trình vi phân cấp I sau đây để tìm hiểu về định nghĩa phương trình vi phân cấp I, các phương trình vi phân cấp I thường gặp, sơ lược về số phức.

Tóm tắt lý thuyết

1. Định nghĩa

  • Phương trình vi phân là phương trình có dạng:

f(x,y,y,y,...y(n))=0    (1).

  • Phương trình vi phân có chứa y(n) (hay có vi phân bậc n) gọi là phương trình vi phân cấp n.
  • Nếu thay y=φ(x) vào (1) mà (1) thành đồng nhất thức DR thì ta nói y=φ(x) là nghiệm của (1) trên DR
  • Nghiệm tổng quát của (1) thường có dạng:

 y=φ(x,c1,c2,...,cn)

với c1,c2,...,cn là những hàng số tùy ý. Nếu cho c1,c2,...,cn một bộ giá trị cụ thể thì ta có một nghiệm riêng.

Định lý: Nếu f(x,y) liên tục trên tập mở và bị chận trên D chứa M(x0,y0) thì tồn tại y=φ(x) là nghiệm của phương trình vi phân cấp 1: y' = f(x,y) đi qua M(x0,y0). Hơn nữa nếu fy liên tục trong một lân cận của (x0,y0) thì nghiệm đó là nghiệm duy nhất.

Ví dụ:

i) Giải phương trình xy' + y = 0 (*)

()xdydx+y=0xdy+ydx=0d(xy)=0xy=C

ii) Nghiệm của (*) qua M(3,-5) ⇒ xy = C qua (3,-5) ⇒ 3(-5) = C ⇒ C = -15. Vậy nghiệm của (*) qua (3,-5) là xy=15hayy=15x

2. Các phương trình vi phân cấp I thường gặp:

2.1 Phương trình có biến phân ly (có thể tách ra):

là phương trình vi phân có dạng:

φ(y)dy=f(x)dxhayf1(x)g1(y)dx=f2(x)g2(y)dy (2)

(2)f2(x)g1(y)=0hayf1(x)f2(x)dx=g1(x)g2(x)dy

f2(x)g1(y)=0hayf1(x)f2(x)dx=g1(x)g2(x)dy

Ví dụ: Giải phương trình

3extgydx+(2ex)(1+tg2y)dy=0

Giải

(3)tgy.(2ex)=0hay3exdx2ex=(1+tg2y)dytgy

tgy.(2ex)=0hay3ln|2ex|=ln|tgy|+C1,C1Rtgy.(2ex)=0hayln|tgy(2ex)3|=C2,C2=C1R

tgy.(2ex)=0haytgy(2ex)3=±eC2=C,CR2ex=0haytgy=C(2ex)3,CR

Ví dụ:

i) Giải phương trình (1+ex)yy=ex

ii) Tìm nghiệm riêng trong trường hợp y(0) = 1

Giải:

i) (1+ex)ydydx=exydy=exdx1+exy22=ln(1+ex)+C

ii) y(0)=11=2ln2+C.2C=12ln2

⇒ nghiệm riêng thỏa y(0) = 1 là: y22=ln(1+ex)+12ln2=ln1+ex2+12

y2=2ln1+ex2+1y=±1+ln(1+ex2)2

vì y(0)=1y>0y=±1+ln(1+ex2)2

2.2 Phương trình đẳng cấp cấp 1

là phương trình vi phân có dạng: y=f(yx)(4)dy=f(yx)dx

Đặt u=yxy=u.xdy=udx+xduthành udx+xdu=f(u)dxxdu=[f(u)u]dx

x[f(u)u]=0hayduf(u)u=dxx

đây là phương trình có biến phân ly.

Ví dụ: Giải phương trình: (2y22xy+x2)dxx.ydy=0       (5)

+ Khi x=0dx=0x=0 là nghiệm.

+ Khi x0, (5) thành

(2y2x22yx+1)dxyxdy=0 (5')

Đặt u=yxy=u.xdy=udx+xdu

⇒ (5') thành (2u22u+1)dxu(udx+xdu)=0

(u1)2dxuxdu=0

u=1haydxxudu(u1)2=0u=1hay(u1+1)du(u1)2dxx=0u=1hayln|u1x|1u1=C,CR

Thay u=yx, ta có:

y=xhayln|yxx2|xyx=C,CR

là nghiệm khi x0. Vậy nghiệm của (5) là:

x=0hayy=xhayln|yxx2|xyx=C

Ghi chú: Phương trình vi phân sau đây có thể đưa được về phương trình vi phân đẳng cấp cấp 1:

y=f(ax+by+cax+by+c)

 Ta có hai trường hợp:

  • Nếu D=|abab|0thì đặt u=xx0,v=yy0với x0,y0 là nghiệm của hệ phương trình {ax+by+c=0ax+by+c=0
  • Nếu D=|abab|=0ta đặt z=ax+by

Ví dụ 1: Giải phương trình vi phân 

(2x4y+6)dx+(x+y3)dy=0

Đặt u=x1,v=y2

Ví dụ 2: Giải phương trình vi phân 

(2x4y+6)dx+(x+y3)dy=0

Đặt z=x+2y

2.3 Phương trình tuyến tính (cấp 1):

là phương trình vi phân cố dạng: y+p(x).y=q(x)  (6)

trong đó p(x), q(x) là các hàm số liên tục.

i). Nếu q(x)0, (6) thành y = 0 hay dyy=p(x)dx

 y=0hayln|y|=p(x)dx+C1,C1Ry=0hay±y=ep(x)dx+C1,C1Ry=0hayy=Cep(x)dx+C1,C=±eC10y=C.ep(x)dx,CR

ii) Nếu q(x)0 ta giải bàng phương pháp “biến thiên hằng số”.

Khi đó nghiệm của (6) có dạng (tương tự 6’):

y=C(x).ep(x)dx (7)

trong đó C(x) là hàm cần tìm.

Ta có: y=C(x)ep(x)dxp(x)C(x)ep(x)dx   (8).

Thế (7) vào (8) ta được: y=C(x)ep(x)dxp(x).y

Suy ra:  y+p(x).y=C(x).ep(x)dx   (9).

(6) và (9) q(x)=C(x).ep(x)dxC(x)=q(x).ep(x)dx

C(x)=[q(x).ep(x)dx]dx

Vậy nghiệm của (6) là:  y=[q(x).ep(x)dxdx].ep(x)dx

Ví dụ 1: Giải phương trình: y+2xy=2xex2

Giải: nghiệm của phương trình thuần nhất y+2xy=0 là y=C.ex2

⇒ nghiệm của phương trình có dạng: y=C(x).ex2

y=C(x).ex22xC(x).ex2=C(x)ex22xy

2x.ex2=C(x)ex2C(x)=2xC(x)=x2+C1

y=(x2+C1).ex2

Ví dụ 2:

a)(1+y2)dx+(1+x2)dy=0

b)(1+y2)dx+yxdy=0

c){ysinxycosx=0y(π2)=1

d)x1+y2+yy1+x2=0

e)exsin3y+y(1+e2x)cosy=0

f)xyy=y2+3x2

g)xy+y2=(2x2+xy).y

h)2x2y=x2+y2

i)(yx)dx+(y+x)dy=0

j)xy+y=x3y4

Giải Dành cho bạn đọc

2.4 Phương trình Bernoulli:

là phương trình vi phân có dạng y+p(x).y=q(x).yα,0α1

Nếu α>0 thì y = 0 là nghiệm, nếu α<0 thì y0

Khi y0, chia yα ta có y.yα+y1αp(x)=q(x)

Khi đó phương trình thành: v+(1α)p(x).v=(1α)q(x)đây là phương trình tuyến tính

Ví dụ: Giải phương trình yx.y=y5e2x2

Hiển nhiên y = 0 là nghiệm

Khi y0 phương trình thành yy5x.y4=e2x2

Đặt v=y4v=4yy5

Khi đó phương trình thành:

14vxv=e2x2v+4xv=4e2x2(*)

Nghiệm của phương trình thuần nhất v+4xv=0là v=C.e0x4xdx=C.e2x2

Nghiệm của (*) có dạng: v=C(x).e2x2

v=C(x).e2x24xC(x).e2x2v+4x.v=C.e2x2C=4C=4x+C1v=(4x+C1).e2x2y4=(4x+C1).e2x2

Vậy nghiệm là y = 0 là y4=e2x24x+C1,C1R

3. Sơ lược về số phức

Định nghĩa: Tập hợp tất cả các số phức ký hiệu là C, được định nghĩa: C={a+bi/a,bRvoii2=1}

Với số phức z=a+bi ta nói a=Rez là phần thực, b=Imz là phần ảo.

aRa=a+0.iC

Vậy RC. Hai số phức z=a+ib và z=aib gọi là 2 số phức liên hợp. 

Các phép tính

Cho z1=a1+ib1,z2=a2+ib2. Ta có:

i)z1=z2{a1=a2b1=b2(a1,b1)=(a2,b2)

ii)z1±z2=(a1+ib1)±(a2+ib2)=(a1±a2)+i(b1±b2)

iii)z1.z2=(a1+ib1)(a2+ib2)=(a1a2b1b2)+i(a1b2a2b1)

iv)z1z2=a1+ib1a2+ib2=(a1a2b1b2)+i(b1a2b2a1)a22+b22

Dạng z=a+ib gọi là dạng đại số của số phức.

Khai căn cho số phức: Căn bậc n của số phức cC , ký hiệu cn , là những số phức z sao cho: zn=z.z....z=c

Nếu c0 thì căn bậc n của số phức c có đúng n số phức.

z=r(cosφ+isinφ)

zn=rn(cosφ+k2πn+isinφ+k2πn)kZ

⇒ có n số là căn bậc n của z0.

Ví dụ 1: Tìm 762i

Giả sử 762i=a+bi,a,bRR

762i=a2b2+2abi

{a2b2=72ab=62{a=3b=2{a=3b=2

762i=32ihay762i=3+2i

Ví dụ 2: Tìm 24

Ta có: 2=2(cosπ+isinπ)

24=24[cos(π4+kπ2)+isin(π4+kπ2)],kZ

24 có 4 số là: 24(12±i2),24(12±i2)

Tham khảo thêm

Bình luận

Thảo luận về Bài viết

Có Thể Bạn Quan Tâm ?