ĐỀ SỐ 1:
SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC | ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
|
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện:
A. Động lực phát triển của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ |
B. Giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ |
C. Cơ cấu giá trị của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ |
D. Chất lượng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ |
Câu 2: Lực được sinh ra bên trong của Trái Đất được gọi là:
A. nội lực | B. lực quán tính | C. lực li tâm | D. lực hấp dẫn |
Câu 3: Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là:
A. Các nhà máy, đường giao thông | B. Biên giới, đường giao thông |
C. Các luồng di dân, các luồng vận tải.. | D. Các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá.. |
Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của quá trình đô thị hóa?
A. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị |
B. Dân thành thị có xu hướng giảm |
C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn |
D. Dân thành thị có xu hướng tăng |
Câu 5: Trên Trái đất có mấy đới khí hậu?
A. 7 đới | B. 5 đới | C. 6 đới | D. 4 đới |
Câu 6: Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là:
A. địa hình | B. khí hậu | C. sinh vật | D. đất mẹ |
Câu 7: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?
A. Địa hình hàm ếch ở bờ biển được hình thành chủ yếu do tác dụng của sóng biển |
B. Ở những vùng giá lạnh quá trình mài mòn diễn ra chủ yếu là dưới tác động của băng hà |
C. Các khe rãnh là dạng địa hình chủ yếu do dòng nước tạm thời tạo thành |
D. Dạng địa hình tiêu biểu cho quá trình thổi mòn là các nấm đá, hang đá |
Câu 8: Thạch quyển được giới hạn bởi :
A. vỏ Trái Đất và lớp Manti | B. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti |
C. vỏ Trái Đất | D. lớp Manti |
Câu 9: Sông có chiều dài lớn nhất Thế Giới là:
A. Sông Trường Giang | B. Sông Missisipi | C. Sông Nin | D. Sông Amadôn |
Câu 10: Qui luật địa đới là quy luật về
A. sự thay đổi có qui luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa li theo kinh độ |
B. sự thay đổi của khí hậu theo vĩ độ |
C. sự thay đổi của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ. |
D. sự thay đổi có qui luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ |
Câu 11: “ Trong tự nhiên, nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ”, là biểu hiện của quy luật
A. Địa đới | B. thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí |
C. phi địa đới. | D. địa ô. |
Câu 12: Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm không thay đổi vị trí là:
A. Hai cực | B. Vòng cực | C. Xích đạo | D. Hai chí tuyến |
Câu 13: Toàn bộ các loại thực vật khác nhau sinh sống trên một vùng rộng lớn được gọi là:
A. rừng | B. Hệ thực vật | C. thảm thực vật | D. nguồn nước |
Câu 14: Dân cư thường tập trung đông đúc ở những vùng có
A. địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ | B. địa hình caxtơ |
C. địa hình núi cao | D. địa hình bị chia cắt mạnh |
Câu 15: Giờ quốc tế được lấy theo giờ của:
A. múi giờ số 0 | B. múi số 23 | C. múi số 7 | D. múi giờ số 1 |
Câu 16: Cơ cấu dân số theo tuổi không thể hiện được
A. khả năng phát triển dân số và nguồn lao động. | B. tuổi thọ |
C. tỉ suất gia tăng cơ học | D. tình hình sinh, tử. |
Câu 17: Vùng chí tuyến và lân cận thường có lượng mưa rất thấp vì
A. khu vực này có nhiều hoang mạc |
B. khí áp cao, không khí khó bốc lên, tỉ lệ lục địa lớn |
C. có các dãy núi cao ngăn cản không cho hơi nước từ biển vào đất liền. |
D. có nhiều dòng biển lạnh chảy qua |
Câu 18: Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) do hai nhân tố chủ yếu quyết định là
A. di cư và tử vong | B. sinh đẻ và tử vong |
C. di cư và chiến tranh dich bệnh | D. sinh đẻ và di cư |
Câu 19. Cho biểu đồ
SỐ DÂN PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1994 - 2014
Nhận xét nào sau đây đúng về số dân thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1994 - 2014
A. Số dân thành thị tăng nhanh hơn số dân nông thôn.
B. Số dân thành thị lớn hơn số dân nông thôn.
C. Số dân thành thị tăng không liên tục.
D. Số dân nông thôn ngày càng ít.
Câu 20. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI (đơn vị: %)
Cây lương thực | 1990 | 2008 |
Tổng số | 100 | 100 |
Lúa mì | 30,4 | 27,5 |
Lúa gạo | 26,2 | 27,3 |
Ngô | 24,6 | 32,8 |
Cây lương thực khác | 18,8 | 12,4 |
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng lương thực của thế giới năm 1990 và năm 2008 là biểu đồ:
- cột B. tròn C. đường D. miền
ĐỀ SỐ 2:
SỞ GD&ĐT CÀ MAU TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN
| ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2017-2018 Môn: ĐỊA LÍ - Lớp: 10 (Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề) |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1: Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do
A. không khí càng nhiều, nên sức nén giảm, khiến khí áp giảm.
B. không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khiến khí áp giảm.
C. gió thổi càng mạnh đẩy không khí lên, khiến khí áp giảm.
D. không khí càng khô nên nhẹ hơn, khiến khí áp giảm.
Câu 2: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố
A. khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.
B. nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
C. gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.
D. khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
Câu 3: Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ cấu dân số theo giới?
A. Nước phát triển nữ nhiều hơn nam. B. Biến động theo thời gian.
C. Nước đang phát triển nữ nhiều hơn nam. D. Khác nhau ở từng nước.
Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về nguyên nhân thay đổi khí áp?
A. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp giảm. B. Nhiệt độ tăng, khí áp tăng.
C. Nhiệt độ giảm, không khí co lại nên khí áp tăng. D. Càng lên cao, khí áp giảm.
Câu 5: Phát biểu nào không đúng với lượng mưa phân bố trên Trái Đất?
A. Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới. B. Mưa càng ít, khi càng về hai cực Bắc và Nam.
C. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo. D. Mưa nhiều ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.
Câu 6: Hướng hoạt động của gió Mậu dịch là
A. tây nam ở bán cầu Bắc, tây bắc ở bán cầu Nam.
B. đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.
C. tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.
D. đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.
Câu 7: Nhân tố nào đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất?
A. Khí hậu. B. Sinh vật. C. Thời gian. D. Địa hình.
Câu 8: Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, có vai trò quyết định tớí
A. lượng chất dinh dưỡng trong đất. B. đặc tính lí, hóa và độ tơi xốp của đất.
C. khả năng hút nước của đất. D. thành phần tính chất của đất.
Câu 9: Hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất từ thô được gọi là
A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. B. số dân trung bình cùng thời điểm.
C. gia tăng cơ học. D. nhóm dân số trẻ.
Câu 10: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần phát triển tốt trên loại đất nào sau đây?
A. Đất feralit đồi núi. B. Đất ngập mặn.
C. Đất chua phèn. D. Đất phù sa ngọt.
Câu 11: Động lực làm tăng dân số thế giới là
A. tỉ suất tử thô. B. gia tăng dân số tự nhiên.
C. tỉ suất sinh thô. D. gia tăng cơ học.
Câu 12: Gió mùa là loại gió
A. thổi vào mùa hạ theo hướng tây nam, tính chất của gió là nóng ẩm.
B. thổi vào mùa đông theo hướng đông bắc, tính chất của gió là lạnh khô.
C. thổi theo mùa, hướng và tính chất của gió ở hai mùa trái ngược nhau.
D. thổi quanh năm, hướng và tính chất của gió hầu như không thay đổi.
Câu 13: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA
PHÁP, MÊ HI CÔ VÀ VIỆT NAM, NĂM 2000.
Tên nước | Chia ra (%) | ||
Khu vực I | Khu vực II | Khu vực III | |
Pháp | 5,1 | 27,8 | 67,1 |
Mê hi cô | 28,0 | 24,0 | 48,0 |
Việt Nam | 68,0 | 12,0 | 20,0 |
Vẽ biểu đồ nào để thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Pháp, Mêhicô và Việt Nam, Năm 2000.
A. đường. B. tròn.
C. kết hợp. D. cột.
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây đúng với gió Mậu dịch?
A. Chủ yếu thổi vào mùa đông, lạnh khô, hướng gió thay đổi theo mùa.
B. Thổi quanh năm, hướng gió gần như cố định, tính chất chung là ẩm ướt.
C. Chủ yếu thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, hướng gió thay đổi theo mùa.
D. Thổi quanh năm, hướng gió gần như cố định, tính chất chung là khô.
Câu 15: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là
A. gia tăng cơ học. B. gia tăng dân số.
C. quy mô dân số. D. gia tăng dân số tự nhiên.
Câu 16: Phạm vi hoạt động của gió Tây ôn đới là
A. thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.
B. thổi từ áp cao cực về áp thấp xích đạo.
C. thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.
D. thổi từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Hãy trình bày và giải thích hoạt động của gió biển, gió đất và gió fơn.
Câu 2: (3,0 điểm)
a. Phân biệt: Tỉ suất sinh thô và Tỉ suất tử thô.
b. Nêu ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
ĐỀ SỐ 3:
SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI THPT PHẠM VĂN ĐỒNG
| ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: ĐỊA LÝ 10 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 7,0 điểm )
Câu 1: Các dòng biển nóng thường có hướng chảy:
A. Từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp B. Bắc – Nam
C. Từ vĩ độ thấp về vĩ độ cao D. Nam – Bắc
Câu 2: Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ sẽ giảm:
A. 0,6°C B. 1°C C. 1,6°C D. 0,06°C
Câu 3: Khi nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến khí áp:
A. Chỉ giảm khi nhiệt độ tăng lên chưa đạt đến 30°C
B. Không tăng, không giảm
C. Tăng lên
D. Giảm đi
Câu 4: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
A. Các khối khí được chia thành kiểu lục địa và hải dương là dưa vào các đặc tính về nhiệt độ của nó
B. Mỗi bán cầu trên Trái Đất có bốn khối khí chính
C. Các khối khí có sự phân bố theo vĩ độ tương đối rõ
D. Khối khí xích đạo chỉ có kiểu hải dương do tỉ lệ diện tích lục địa ở khu vực xích đạo rất ít
Câu 5: Toàn bộ các loại thực vật khác nhau sinh sống trên một vùng rộng lớn được gọi là:
A. Hệ thực vật B. Nguồn nước C. Thảm thực vật D. Rừng
Câu 6: Sóng thần là:
A. Sóng do các thần linh tạo ra theo quan điểm của một số tôn giáo
B. Do mẹ thiên nhiên nổi giận
C. Sóng cao dữ dội, khoảng 20 – 30m
D. Sóng xuất hiện bất thần
Câu 7: Giới hạn dưới của sinh quyển là:
A. Đáy đại dương (ở đại dương) và đáy của tầng phong hóa (ở lục địa)
B. Độ sâu 11km
C. Giới hạn dưới của lớp vỏ Trái Đất
D. Giới hạn dưới của vỏ lục địa
Câu 8: Sông có chiều dài lớn nhất Thế Giới là:
A. Sông Nin B. Sông Amadôn
C. Sông Trường Giang D. Sông Missisipi
Câu 9: Hãy tính độ cao h của đỉnh núi ( đơn vị: km )?
Biết rằng: Bên sườn A của núi có gjó từ biển mang không khí ẩm từ biển thổi đến, gây mưa. Gió nầy vượt qua đỉnh núi, khi qua sườn B của núi: trở nên nóng khô. Nhiệt độ: dưới chân núi thuộc sườn A là 25°c và dưới chân núi thuộc sườn B là 45°c.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 10: Hướng thổi thường xuyên của gió Tây ôn đới ở 2 bán cầu là:
A. Tây Nam ở cả 1 bán cầu
B. Tây Nam ở bán cầu Bắc và Tây Bắc ở bán cầu Nam
C. Tây Bắc ở bán cầu Bắc và Tây Nam ở bán cầu Nam
D. Tây Bắc ở cả 2 bán cầu
Câu 11: Frông khí quyển là:
A. Mặt tiếp xúc với mặt đất của 1 khối khí
B. Mặt tiếp xúc giữa 1 khối khí hải dương với 1 khối khí lục địa
C. Mặt tiếp xúc của 2 khối khí có nguồn gốc khác nhau
D. Mặt tiếp xúc giữa 2 khối không khí ở vùng ngoại tuyến
Câu 12: Vào thời gian đầu đông nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí:
A. Địa cực lục địa B. Ôn đới lục địa
C. Ôn đới hải dương D. Chí tuyến lục địa
Câu 13: Dao động thủy triều lớn nhất khi:
A. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng
B. Trái Đất nằm ở vị trí gần Mặt Trời nhất
C. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm trên cùng một mặt phẳng
D. Bán cầu bắc ngã về phí Mặt Trời
Câu 14: Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí:
A. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa
B. Chí tuyến hải dương và xích đạo
C. Chí tuyến lục địa và xích đạo
D. Bắc xích đạo và Nam xích đạo
Câu 15: Ở vùng ôn đới lạnh, sông thường lũ lụt vào lúc :
A. Mùa hạ là mùa mưa nhiều B. Mùa thu là mùa bắt đầu có tuyết rơi
C. Mùa đông là mùa mưa nhiều D. Mùa xuân là mùa tuyết tan
Câu 16: Do mất hết hơi ẩm ở sườn đón gió → qua bên sườn đón gió, không khí trở nên khô và cứ xuống 100 mét: t°c lại tăng:
A. 0,4°c B. 0,6°c C. 0,8°c D. 1°c
Câu 17: Frông ôn đới(FP) là frông hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí:
A. Ôn đới lục địa và ôn đới hải dương B. Địa cực và ôn đới
C. Ôn đới và chí tuyến D. Địa cực lục địa và địa cực hải dương
Câu 18: Câu 18: 0Quyển chứa toàn bộ sự sống của trái đất gọi là:
A. Thạch quyển B. Sinh quyển
C. Thổ nhưỡng quyển D. Khí quyển
Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu gây nên sóng thần là:
A. Núi lửa phun dưới đáy biển B. Động đất dưới đáy biển
C. Bão lớn D. Gió mạnh
Câu 20: Khi trong lục địa hình thành áp cao, ngoài đại dương hình thành áp thấp → Gió từ lục địa thổi ra đại dương gọi là loại gió gì ?
A. Gió mùa: mùa hạ B. Gió mùa: mùa đông
C. Gió đất D. Gió biển
Câu 21: Câu nào dưới đây không chính xác:
A. Sóng biển là hình thức giao động của nước biển theo chiều thẳng đứng
B. Sóng biển là hình thức giao động của nước biển theo chiều nằm ngang
C. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng thần là do động đất dưới đáy biển
D. Nguyên nhân chủ yếu của sóng biển và sóng bạc đầu là gió
Câu 22: Không khí nằm 2 bên của Frông có sự khác biệt cơ bản về:
A. Tốc độ di chuyển B. Độ dày
C. Thành phần không khí D. Tính chất vật lí
Câu 23: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
A. Gió thường xuất phát từ các áp cao
B. Hai đai áp cao được ngăn cách với nhau bởi 1 đai áp thấp
C. Trên Trái Đất có 7 đai khí áp chính
D. Các đai khí áp phân bố liên tục theo các đường vĩ tuyến
Câu 24: Khối khí chí tuyến lục địa được kí hiệu là:
A. Tc B. TC C. Tm D. TM
Câu 25: Trong số các nhân tố tự nhiên, nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới là:
A. Đất B. Nguồn nước C. Khí hậu D. Địa hình
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần 7 Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2017-2018, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!