Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa 10 năm học 2018-2019

ÔN TẬP HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN HÓA HỌC LỚP 10

I. PHẦN CHUNG (Dành cho tất cả học sinh )

1. Cấu  tạo nguyên tử - Nguyên tố hóa học   

-Thành phần cấu tạo nguyên tử - Mối liên hệ về số lượng các hạt cơ bản – số khối

- Tổng số hạt cơ bản =  p + e + n = 2Z + N ; Số p = số e = Số Z ; Số khối (A) = P + Z

- Cấu hình electron của nguyên tử : 1s22s22p63s23p64s23d104p65s2………..

- Nguyên tử khối trung bình:    A = a A/100 + bB /100

Bài 1: Viết kí hiệu của các nguyên tử A,B,E,F biết:

  1. Nguyên tử có tổng số hạt cơ bản (p, n, e ) là 24 số hạt không mang điện chiếm 33,33 %
  2. Nguyên tử nguyên tố B có tổng số hạt cơ bản là 34,số nơtron nhiều hơn số proton một hạt
  3. Nguyên tử nguyên tố có tổng số hạt cơ bản  là 18,số hạt mạng điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 6 hạt
  4. Nguyên tử nguyên tố F có số khối bằng 207,số hạt mang điện tích âm là 82

Bài 2 Tổng số hạt cơ bản (p,e,n) trong nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt.Xác định số hạt mỗi loại và số khối cuả X.Viết  kí hiệu hóa học của X 

Bài 3 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử A, ion B2+, ion X- đều là 3s23p6.Viết cấu hình electron đầy đủ của A ,B, X .Cho biết các nguyên tố tương ứng là kim loại, phi kim hay khí hiếm .Xác định vị trí của A,B,X trong bảng hệ thống tuần hoàn

Bài 4:   Tính hàm lượng % về số nguyên tử mỗi loại đồng vị của các nguyên tố Cu và Br, biết rằng:

  1. Đồng tự nhiên ( Cu= 63,54%) gồm hai đồng vị 63Cu và 65Cu
  2. Brom trong tự nhiên ( Br= 79,92) gồm hai đồng vị 79Br  và 81Br

Bài 5: Nguyên tử khối trung bình của bạc là 107,88 .bạc có hai đồng vị, trong đó Ag có số khối 109 chiếm 44% . Xác định số khối của đồng vị thứ 2

Bài 6: Chỉ dựa vào cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z= 9, 11, 16, 17,18, 20 Hãy xác định nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm.

2. Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo của BHTT.Xác định vị trí nguyên tố trong BHTTH

- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e, một số đại lượng vật lý, tính chất hóa học của kim loại, phi kim,tính axit, bazo của các oxit, hidroxit

- So sánh tính kim loại, phi kim , tính axit, bazơ, độ âm điện, bán kính  

- Ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 7: cation R+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3p6 .

a. Viết cấu hình electron nguyên tử nguyên tố R

b. Xác định  vị trí của nguyên tố R trong bảng hệ thống tuần hoàn

c. R là kim loại hay phi kim , khí hiếm

d. Viết hai hợp chất có R tham gia để minh họa

Bài 8: Oxit cao nhất của một nguyên tố nhóm VIA chứa 60% oxi về khối lượng.Hãy xác định nguyên tố đó

Bài 9:Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO2 (A).B là hợp chất khí của R với Hidro.Tỉ khối hơi của B so với N2 là 0,5715 .Xác định R,Viết công thức cấu tạo của A, B

Bài 10: Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với hidro là RH4.Trong oxit cao nhất,R chiếm 27,27% về khối lượng.Xác định R.Tính khối lượng R cần để điều chế được 17,6 gam oxit cao nhất của R

Bài 11: Nguyên tử A có mức năng lượng ngoài cùng là 3p5 .Nguyên tử B có mức năng lượng ngoài cùng là 4s2 . Dựa vào cấu hình electron nguyên tử .Xác định vị trí , tính kim loại , phi kim của A,B .Viết công thức hóa học được  tạo nên từ A và B  

Bài 12:a.  So sánh tính chất bazơ của Na2O ,Al2O3 ,MgO, K2O .Giải thích vắn tắt ?

            b. So sánh tính phi kim của : P, S,O, . Giải thích

            c. So sánh tính kim loại của: Ca,K, Mg, .Giải thích

            d. so sánh tính chất axit của HClO4 , HBrO4 , HIO4 .Giải thích

            e. So sánh tính chất bazơ của Mg(OH)2 ,NaOH, Al(OH)3

Bài 13: Hòa tan hết 0,8 gam một kim loại X thuộc nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được dung dịch Y và 0, 448 lít khí hidro ở đktc .Xác định kim loại X .Xác định loại liên kết .biết độ âm điện của X = 1,0 và của Cl = 3,0

Bài 14 : Cho 7,2 gam một kim loại M nhóm IIA tác dụng vừa đủ với khí Cl2  tạo 28,5 gam muối.Xác định nguyên tố M .

Bài 15: R là một phi kim có công thức oxit cao nhất là R2O5 .A là hợp chất của R với Hidro, tỉ khối hơi của A đối với He là 4,25.Xác định R và viết công thức cấu tạo của R2O5, A . Cho He = 4

3. Liên kết hóa học :

- Định nghĩa – Đặc điểm – Phân loại Viết công thức electron của hợp chất cộng hóa trị, sơ đồ hình thành  liên kết hợp chất ion (Hay phương trình có sự dịch chuyển electron)

- Xác định công hóa trị,điện hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất tương ứng

Bài 16: Viết phương trình dịch chuyển electron (hay sơ đồ)  hình thành các hợp chất ion sau: CaO, NaF,MgCl2,KBr.Viết công thức cấu tạo của: Br2,NH3,C2H4 ,C2H2, I2 ,H2S. Xác định hóa trị của các nguyên tố cấu tạo nên từ các chất đó.

Bài 17: Trong các chất sau: SiCl4 , Cl2, O2, BaCl2, CsCl, .Chất nào có liên kết ion ,liên kết công hóa trị không cực ,có cực..Viết CTCT của các hợp chất CHT ở trên.

Bài 18: Viết công thức electron, công thức cấu tạo của SiF4 ,CO2,N2, H2O, C2H6 ,HCN

Bài 19: Cho biết giá trị độ âm điện ; K= 0,82; Ca= 1,0; O=3,44; S= 2,58; H= 2,2; Cl= 3,16.Hãy cho biết loại liên kết hóa học trong các chất sau đây : KCl, CaO,H2O, SO2 .Viết công thức cấu tạo của các chất có liên kết cộng hóa trị. Xác định hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất trên

4. Phản ứng hóa học – phản ứng oxi hóa- khử

-Định nghĩa chất oxi hóa, chất khử , quá trình oxi hóa, quá trình khử.Các qui  tắc xác định số oxi hóa .Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron

- Phân loại  phản ứng trong hóa vô cơ

Bài 20: Khi đốt cháy H­2S trong lượng oxi dư, nước và lưu huỳnh dioxit được tạo thành

  1. Viết phương trình hóa học của phản ứng trên
  2. Trong phản ứng đó, nguyên tố nào bị oxi hóa , nguyên tố nào bị khử
  3. Viết các quá trình khử, quá trình oxi hóa

Bài 21: Người ta điều chế MgCl2 bằng

  1. Một phản ứng hóa hợp
  2. Một phản ứng thế
  3. Một phản ứng trao đổi
  1. Hãy dẫn ra phản ứng cho mỗi trường hợp trên
  2. Hãy cho biết sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trong mỗi phản ứng đó

Bài 22: Lập phương trình của phản ứng oxi hóa khử theo các sơ đồ dưới đây và xác định vai trò của từng chất trong mỗi phản ứng :

  1. KClO3  + HBr ----->  KCl  + Br2 + H2O
  2. Mg  +  HNO3  ------> Mg(NO3)2 +  NO + H2O
  3. KI  + HNO3    ------> I2 + KNO3  + NO + H2O
  4. K2Cr2O7 + HCl ------> Cl2 + KCl + CrCl3 + H2O
  5. CuO + H2 ------->  Cu + H2O
  6. NH3  + Cl2 -----> N2 +  HCl
  7. S + HNO3 ------> H2SO4 + NO

I. PHẦN RIÊNG  (Dành cho  học sinh HỌC CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO )

Bài 23: a.Nguyên tử oxi trong H2O ở trạng thái lai hóa nào ? Nêu dạng hình học của phân tử H2O ?

b. Nguyên tử C  trong C2H4 ở trang thái lai hóa  nào? Nêu dạng hình học của phân tử C2H4 ?

Bài 24: Thế nào là liên kết δ thế nào là liên kết Π? Nêu hai ví dụ minh họa ?

Bài 25: Viết cấu hình electron nguyên tử nguyên tố có Z = 26 và viết  đồ phân bố các electron vào các obitan nguyên tử

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa 10 năm học 2018-2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?