ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2018 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
MÔN: HÓA HỌC
1. Đề thi thử THPT QG môn Hóa Chuyên Bắc Ninh – lần 4
Câu 1: Cho các phát biểu sau:
(1) Nhôm là kim loại lưỡng tính.
(2) Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách đun nóng hỗn hợp quặng photphoric,cát và than cốc ở 12000C trong lò điện.
(3) Crom(III) oxit và crom (III) hidroxit đều là chất có tính lưỡng tính.
(4) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(5 ) Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon.
(6) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, xảy ra ăn mòn điện hóa học.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(1) Công thức hóa học của phèn chua là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
(2) Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước ở nhiệt thường.
(3) Quặng boxit có thành phần chính là Al2O3.2H2O.
(4) Nhôm là kim loại màu trắng, nhẹ, có nhiều ứng dụng quan trọng.
(5) Nước cứng là nước có chứa nhiều ion cation Ca2+ , Mg2+.
(6) Có thể điều chế kim loại Na bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm metan, propen và isopropen. Đốt cháy hoàn toàn 9,00 gam X cần vừa đủ 22,176 lít O2 (đktc). Mặt khác, a mol X phản ứng tối đa với 0,06 mol brom. Giá trị của a là
A. 0,06. B. 0,18. C. 0,12. D. 0,09.
Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm amino axit Y (H2NCxHyCOOH) và 0,01 mol (H2N)2C5H9COOH tác dụng với 50 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02 mol NaOH và 0,06 mol KOH, thu được dung dịch chứa 8,345 gam muối. Phân tử khối của Y là
A. 75. B. 103. C. 89. D. 117.
Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, mạch hở Y và Z ( Z có nhiều hơn Y một nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 1,53 mol O2. Mặt khác, thủy phân hết m gam X cần dung dịch chứa 0,3 mol KOH sau phản ứng thu được 35,16 gam hỗn hợp muối T và một ancol no, đơn chức, mạch hở Q. Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp muối T ở trên cần vừa đủ 1,08 mol O2. Công thức của Z là
A. C5H6O2. B. C5H8O2. C. C4H6O2. D. C4H8O2.
Câu 6: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 75%, hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 0,03 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào X, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 6 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 4,536. B. 4,212. C. 3,564. D. 3,888.
Câu 7: Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 8: Dung dịch CuSO4 có màu nào sau đây?
A. đỏ. B. vàng. C. xanh. D. da cam.
Câu 9: “ Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng Trái Đất ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị khí quyển giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. N2. B. O2. C. SO2. D. CO2.
Câu 10: Hỗn hợp E chứa 3 peptit đều mạch hở gồm peptit X ( C4H8O3N2), peptit Y ( C7HxOyNz) và peptit Z (C11HnOmNt). Đun nóng 14,21 gam E với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm 3 muối của glyxin, analin và valin. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 18,48 gam O2, thu được CO2, H2O, N2 và 0,11 mol K2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với
A. 9,0%. B. 5,0%. C. 14,0%. D. 6,0%.
Câu 11: Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần dùng 0,87 mol H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 111,46 gam muối sunfat trung hòa và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí không màu ( có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí). Tỉ khối hơi của Z so với H2 là 3,8. Phần trăm khối lượng Mg trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28,15. B. 23,46. C. 25,51. D. 48,48.
Câu 12: Cho 5,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hết với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí ở đktc, khối lượng muối có trong Y là
A. 31,70 gam. B. 19,90 gam. C. 32,30 gam. D. 19,60 gam.
Câu 13: Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch lòng trắng trứng có phản ứng màu biure.
(b) Amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.
(c) Dung dịch phenol không làm đổi àu quỳ tím.
(d) Hiđro hóa hoàn toagn triolein ( xúc tác Ni, t0) thu được tristearin.
(e) Fructozo là đồng phân của glucozơ.
(f) Amilozo có cấu trúc mạch phân nhánh.
Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 14: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,615 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,40 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,06. B. 0,07 . C. 0,08. D. 0,09.
Câu 15: Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl ( tỉ lệ mol tương ứng 1: 3) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi 2A.Sau thời gian điện phân t ( giờ) thu được dung dịch Y ( chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 12,45 gam so với dung dịch X. Dung dịch Y phản ứng vừa hết với 3,06 gam Al2O3. Bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước, hiệu suất điện phân 100%. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 3,5. B. 4,7. C. 4,2. D. 5,6.
Câu 16: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho thanh nhôm vào dung dịch HNO3 đặc ở nhiệt độ thường.
(b) Cho dung dịch K2CO3 vào dung dịch NaOH.
(c) Cho SiO2 vào dung dịch HF.
(d) Cho NaOH vào dung dịch NaHCO3.
(e) Sục khí NH3 vào dung dịch CuSO4.
(f) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm không xảy ra phản ứng hóa học là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 18: Chất nào sau đây không phải là chất hữu cơ?
A. C2H5OH. B. C2H4. C. C2H2. D. CO2.
Câu 19: Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Mg. B. Al. C. Cu. D. Fe.
Câu 20: Hỗn hợp X chứa etylamin và trimetylamin. Hỗn hợp Y chứa 2 hiđrocacbon mạch hở có số liên kết (∏) nhỏ hơn 3. Trộn X và Y theo tỉ lệ mol nX : nY = 1: 5 thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn 3,17 gam hỗn hợp Z cần dùng vừa đủ 7,0 lít khí oxi (đktc), sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch NaOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng 12,89 gam. Phần trăm khối lượng của etylamin trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 71%. B. 70%. C. 29%. D. 30%
Đáp án
1-C | 2-C | 3-D | 4-D | 5-A | 6-D | 7-B | 8-C | 9-D | 10-B |
11-A | 12-D | 13-A | 14-C | 15-D | 16-A | 17-C | 18-D | 19-C | 20-B |
21-C | 22-C | 23-B | 24-C | 25-C | 26-B | 27-A | 28-C | 29-A | 30-D |
31-C | 32-B | 33-A | 34-B | 35-B | 36-D | 37-C | 38-C | 39-A | 40-B |
LỜI GIẢI CHI TIẾT
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Câu 1: Đáp án C
1) sai vì không có khái niệm kim loại lưỡng tính
2) đúng
3) đúng vì Cr2O3 và Cr(OH)3 đều có tính chất lưỡng tính
4) đúng
5) đúng
6) sai vì chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học
=> có 4 phát biểu đúng
Câu 2: Đáp án C
1) ; 2) ; 3) ; 4) ; 5) đều đúng
6) sai điều chế kim loại Na bằng cách điện phân nóng chảy NaCl
=> có 5 phát biểu đúng
Câu 3: Đáp án D
Ta thấy ( Về số C và H)
=> Quy đổi hỗn hợp về CH4: x (mol) và C5H8: y (mol) vẫn đảm bảo về số liên kết pi
Phản ứng đốt cháy:
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
a → 2a (mol)
C5H8 + 7O2 5CO2 + 4H2O
b → 7b (mol)
Giải hệ phương trình:
Xét trong a mol X nC5H8 = ½ nBr2 = ½. 0,06 = 0,03 (mol)
=> a mol X có số mol CH4 là
=> a = nCH4 + nC5H8 = 0,06 + 0,03 = 0,09 (mol)
Câu 6: Đáp án D
(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH +2nCO2 ( %H = 75%)
Vì lượng NaOH cần dùng ít nhất để thu được kết tủa lớn nhất => phản ứng xảy ra theo tỉ lệ mol NaOH : Ba(HCO3) = 1 : 1
Ba(HCO3)2 + NaOH → BaCO3↓ + NaHCO3 + H2O
0,006 (mol)←0,006 (mol)
BTNT Ba => nBaCO3 (1) = nBa(OH)2 – nBa(HCO3) = 0,03 – 0,006=0,024 (mol)
BTNT C => nCO2 = nBaCO3(1) + 2nBa(HCO3) = 0,024 + 2.0,006 = 0,036 (mol)
Từ sơ đồ => ntb = ½ nCO2 = 0,018 (mol)
=> mtb lí thuyết = 0,018.162=2,916 (g)
Vì H = 75% => mtb thực tế cần lấy = mtb lí thuyết : 0,75 = 3,888(g)
Câu 7: Đáp án B
Các kim loại kiềm trong dãy là: Li, Na => có 2 kim loại
Câu 8: Đáp án C
Dung dịch CuSO4 có màu xanh
Câu 9: Đáp án D
CO2 là khí gây nên hiệu ứng nhà kính
Câu 12: Đáp án D
nH2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 (mol) => nSO42-= nH2 = 0,15 (mol)
BTKL : mmuối = mKL + mSO42- = 5,2 + 0,15.96 = 19,6 (gam)
Câu 13: Đáp án A
Các phát biểu đúng là: a), b), c), d), e)
f) sai vì amilozo có cấu trúc mạch không phân nhánh
=> có 5 đáp án đúng
Câu 16: Đáp án A
a) Al thu động với HNO3 đặc nguội do vậy không có phản ứng
b) K2CO3 + NaOH → không xảy ra vì không tạo kết tủa hoặc chất bay hơi
c) SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
d) NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
e) 2NH3 + 2H2O + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + (NH4)2SO4
Nếu NH3 dư: 4NH3 + Cu(OH)2 → [Cu(NH3)4](OH)2
f) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
hoặc CO2 + NaOH → NaHCO3
=> Có 2 phản ứng không xảy ra
Câu 17: Đáp án C
Từ hình vẽ ta thấy khí X nặng hơn không khí vì thu khí X bằng cách để ngửa bình
=> Trong các đáp án C chỉ có CO2 là khí nặng hơn không khí
Câu 18: Đáp án D
CO2 không phải là hợp chất hữu cơ
2. Đề thi thử THPT QG môn Hóa Chuyên Đại học Vinh - lần 2
Câu 1: Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy xuất hiện
A. kết tủa vàng nhạt. B. kết tủa màu trắng.
C. kết tủa đỏ nâu. D. dung dịch màu xanh.
Câu 2: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
A. Poli(hexanmetylen-ađipamit). B. Amilozo.
C. Polisitren. D. Poli(etylen-terephtalat).
Câu 3: Dung dịch nào sau đây với nồng độ khác nhau đều không màu?
A. Dung dịch FeCl3. B. Dung dịch K2Cr2O7.
C. Dung dịch CuSO4. D. Dung dịch AgNO3.
Câu 4: Kim loại Al tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch MgSO4. B. Dung dịch HNO3 đặc, nguội.
C. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội. D. Dung dịch HCl đặc, nguội.
Câu 5: Cho dãy các kim loại sau: K, Ca, Mg, Fe, Cu. Số kim loại trong dãy có khả năng tác dụng với nước ở điều kiện thường là
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 6: Số oxi hóa cao nhất của crom thể hiện trong hợp chất nào sau đây?
A. NaCrO2. B. Na2CrO4. C. Cr2O3. D. CrO.
Câu 7: Chất nào sau đây là chất khí ở điều kiện thường?
A. CH3COOH. B. HCHO. C. CH3COCH3. D. CH3OH
Câu 8: Tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây không phải của KNO3?
A. Bị phân hủy ở nhiệt độ cao. B. Chế tạo thuốc nổ.
C. Dùng làm phân bón. D. Không tan trong nước.
Câu 9: Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. SiO2 tan được trong dung dịch HF.
B. Si không có khả năng tác dụng với kim loại.
C. Thành phần hóa học chính của thạch cao nung là CaSO4.H2O.
D. Si tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí hiđro.
Câu 10: Thành phần chính của quặng hematit đỏ là
A. FeCO3. B. Fe2O3.nH2O. C. Fe3O4. D. Fe2O3.
Câu 11: Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch nào sau đây không có hiện tượng hóa học xảy ra?
A. Dung dịch Na2CrO4. B. Dung dịch AlCl3.
C. Dung dịch NaAlO2. D. Dung dịch NaHCO3.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn este nào sau đây thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O?
A. CH3COOCH2CH3. B. HCOOCH3. C. CH3COOCH3. D. CH2=CHCOOCH3.
Câu 13: Cho 2,52 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư, sau phản ứng thu được 6,84 gam muối sunfat trung hòa. Kim loại M là
A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Al.
Câu 14: Tiến hành các thí nghiệm sau:
a) Điện phân dung dịch muối ăn với điện cực trơ có màng ngăn xốp.
b) Thổi khí CO qua ống đựng FeO nung nóng ở nhiệt độ cao.
c) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.
d) Dẫn khí NH3 vào bình khí Cl2.
e) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.
Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy.
B. Kim loại Li được dùng làm tế bào quang điện.
C. Nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước cứng.
D. Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu.
Câu 16: Hỗn hợp X gồm etylamin và đimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng O2, thu được V lít N2 (đktc). Cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 16,3 gam muối. Giá trị của V là
A. 1,12. B. 4,48. C. 3,36. D. 2,24.
Câu 17: Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Natri cacbonat khan (còn gọi là sođa khan) được dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt.
B. Khi tác dụng với kim loại, cacbon luôn tạo ra số oxi hóa -4 trong hợp chất.
C. Khí CO rất độc, được sử dụng làm nhiện liệu khí.
D. CO2 là chất gây nên hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất bị nóng lên.
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 1,95 gam kim loại K vào H2O thu được 500 ml dung dịch có pH là
A. 13,5. B. 13,0. C. 14,0. D. 12,0.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trimetyl là chất khí ở điều kiện thường.
B. Ở trạng thái kết tinh aminoaxit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
C. Triolein là este no, mạch hở.
D. Nhựa bakelit có cấu trúc mạng không gian.
Câu 20: Điện phân 11,4 gam muối clorua nóng chảy của một kim loại, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lít (đktc) một chất khí ở anot. Muối điện phân là
A. KCl. B. MgCl2. C. NaCl. D. BaCl2.
Đáp án
1-A | 2-C | 3-D | 4-D | 5-C | 6-B | 7-B | 8-D | 9-A | 10-D |
11-D | 12-D | 13-C | 14-B | 15-B | 16-D | 17-B | 18-B | 19-D | 20-B |
21-D | 22-B | 23-A | 24-C | 25-A | 26-A | 27-C | 28-A | 29-A | 30-A |
31-B | 32-D | 33-A | 34-A | 35-D | 36-A | 37-C | 38-C | 39-A | 40-C |
LỜI GIẢI CHI TIẾT
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Câu 1: Đáp án A
C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag2C2↓ vàng nhạt + 2NH4NO3
Câu 2: Đáp án C
A,B, D đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng, chỉ có C là được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
Câu 3: Đáp án D
A. FeCl3 có màu vàng
B. dd K2Cr2O7 có màu da cam
C. dd CuSO4 có màu xanh lam
D. dd AgNO3 không màu
Câu 4: Đáp án D
Kim loại Al thụ động với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội
Al là kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa nên không tác dụng được với MgSO4
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
Câu 5: Đáp án C
Các kim loại: K, Ca, Ba tác dụng với H2O ở đk thường => có 3 kim loại
Câu 6: Đáp án B
Crom có các số oxi hóa là: 0, +2, +3; +6
=> số oxi hóa cao nhất là +6 có trong Na2CrO4
Câu 7: Đáp án B
CH3COOH, CH3OCH3 và CH3OH ở điều kiện thường là chất lỏng
HCHO ở điều kiện thường là chất khí
Câu 8: Đáp án D
A,B,C đúng
D sai vì KNO3 tan rất tốt trong nước
Câu 9: Đáp án A
A. đúng SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O ( phương trình này ứng dụng dùng để khắc thủy tinh)
B. Sai: Si + 2Mg Mg2Si
C.Đúng.
D. Đúng Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑
Câu 10: Đáp án D
A. FeCO3 là thành phần chính của quặng xiđerit
B. Fe2O3.nH2O là thành phần chính của hemantit nâu
C. Fe3O4 là thành phần chính của quặng manhetit
D. Fe2O3 là thành phần chính của quặng hemantit đỏ
Câu 11: Đáp án D
A. Ba(OH)2 + Na2CrO4 → 2KOH + BaCrO4↓ => hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng
B. 3Ba(OH)2 + 2AlCl3 → 2Al(OH)3↓ + 3BaCl2
Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O
=> hiện tương: xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan dần
C. không có hiện tượng
D. Ba(OH)2 + 2NaHCO3 → Na2CO3 + BaCO3↓ + 2H2O => hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng
Câu 12: Đáp án D
Thu được nCO2 > nH2O => este phải có từ 2 liên kết pi trở lên
=> CH2=CHCOOCH3 trong phân tử có 2 liên kết pi => đốt cháy cho nCO2 > nH2O
Câu 13: Đáp án C
Gọi hóa trị của kim loại là n
2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2↓
Theo PT: 2M → (2M + 96n) (gam)
Theo ĐB: 2,52 → 6,84 (gam)
=> 2M. 6,84 = 2,52 (2M + 96n)
=> M = 28n
Chạy giá trị n = 1,2,3 thì thấy n = 3 => M =56 thỏa mãn
Vậy kim loại M là Fe
Câu 14: Đáp án B
a) 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 ↑ + H2↑
b) CO + FeO Fe + CO2↑
c) 3H2S + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3S↓ + 3HCl ( Chú ý: Fe2S3 không bền phân hủy thành Fe(OH)3 + S)
d) 3NH3 + 2Cl2 → 6HCl + N2↑
e) CO2 + H2O + Na2CO3 → Na(HCO3)2
=> Có 4 chất sinh ra đơn chất
Câu 15: Đáp án B
B. Sai Xe mới là kim loại được dùng làm tế bào quang điện
Câu 16: Đáp án D
Etylamin và đimetylamin là đồng phân của nhau => có cùng CTPT là: C2H7N
C2H7N + HCl → C2H8NCl
=> nC2H8Cl = 16,3/81,5 = 0,2 (mol)
BTNT: N => nN2 = 1/2. nC2H8Cl = 0,1 (mol)
=> VN2 (ĐKTC) = 0,1.22,4 = 2,24 (lít)
Câu 17: Đáp án B
C là phi kim có tính khử nên không tác dụng được với kim loại
Câu 18: Đáp án B
nKOH = nK = 1,95/39 = 0,05 (mol)
=> [KOH] = n :V = 0,05 : 0,5 = 0,1 (M)
=> pH = 14 + lg[OH-] = 14 -1 = 13
Câu 19: Đáp án D
A. đúng
B. Đúng
C. đúng
D. Sai
Câu 20: Đáp án B
nCl2 = 2,688/22,4 = 0,12 (mol)
2MCln 2M + nCl2↑
0,24/n ← 0,12 (mol)
Ta có: 0,24/n . ( M + 35,5n) = 11,4
=> M =12n
=> n = 2 thì M =24 (Mg) thỏa mãn
Vậy muối là MgCl2
3. Đề thi thử THPT QG môn Hóa Chuyên Hùng Vương Phú Thọ - lần 4
Câu 1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
A. Phân bón amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
B. Phân bón nitrophotka là phân phức hợp.
C. Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3.
D. Chỉ bón phân đạm amoni cho các loại đất ít chua hoặc đã được khử chua trước bằng vôi.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa màu vàng.
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.
C. Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng.
D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu phenolphtalein.
Câu 3: Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Li là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất;
(2) Cr có độ cứng lớn nhất trong các kim loại;
(3) Kim loại kiềm là các kim loại nặng;
(4) Li là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất;
(5) Fe, Zn, Cu là các kim loại nặng;
(6) Os là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất.
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 4: Khi ủ than tổ ong có một khí rất độc, không màu, không mùi được tạo ra, đó là khí?
A. CO2. B. SO2. C. CO. D. H2.
Câu 6: Tính dẫn điện của các kim loại giảm dần theo trật tự nào sau đây?
A. Ag, Cu, Au, Al, Fe. B. Ag, Au, Cu, Al, Fe.
C. Ag, Cu, Al, Au, Fe. D. Ag, Cu, Au, Fe, Al.
Câu 7: Phản ứng nào sinh ra đơn chất?
A. Cho bột SiO2 vào dung dịch HF.
B. Cho NH3 vào dung dịch HCl loãng.
C. Nhỏ Na2CO3 vào dung dịch H2SO4 loãng.
D. Cho bột Si vào dung dịch NaOH.
Câu 8: Trong các chất: metan, etilen, benzen, stiren, glixerol, anđehit axetic, đimetyl ete, axit acrylic. Số chất có khả năng làm mất màu nước brom là
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 9: Axit cacboxylic trong giấm ăn có công thức cấu tạo thu gọn là
A. HOOC-COOH. B. HCOOH. C. CH3-COOH. D. CH3-CH(OH)-COOH.
Câu 10: Trong môi trường kiềm, protein có khả năng phản ứng màu biure với
A. Mg(OH)2. B. Cu(OH)2. C. KCl. D. NaCl.
Câu 11: Cho các chất sau đây: triolein, etyl axetat, saccarozơ, fructozơ, Ala-Gly-Ala, glucozơ, xenlulozơ, vinyl fomat, anbumin. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là
A. 8 B. 7 C. 6 D. 5
Câu 13: Phenol lỏng không có khả năng phản ứng với
A. dung dịch NaOH. B. nước brom. C. kim loại Na. D. dung dịch NaCl.
Câu 14: Este nào sau đây có mùi dứa chín?
A. etyl isovalerat. B. benzyl axetat. C. isoamyl axetat. D. etyl butirat.
Câu 16: Cho các hợp kim sau: Cu – Fe (1); Zn – Fe (2); Fe – C (3); Sn – Fe (4). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là
A. (1), (3) và (4). B. (2), (3) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (1), (2) và (4).
Câu 17: Tơ lapsan thuộc loại tơ
A. poliamit. B. Vinylic. C. polieste. D. poliete.
Câu 18: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu
A. nâu đỏ. B. hồng. C. vàng. D. xanh tím.
Câu 19: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →
(3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) H2SO4 + BaCO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → (6) Al2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (2), (3), (6). B. (1), (2), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6).
Câu 20: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là
A. C2H5OH. B. C6H5NH2. C. H2NCH2COOH. D. CH3NH2.
Đáp án
1-B | 2-A | 3-B | 4-C | 5-C | 6-A | 7-D | 8-B | 9-C | 10-B |
11-D | 12-A | 13-D | 14-D | 15-A | 16-A | 17-C | 18-B | 19-A | 20-C |
21-D | 22-C | 23-B | 24-B | 25-D | 26-D | 27-B | 28-C | 29-C | 30-C |
31-B | 32-D | 33-A | 34-D | 35-A | 36-B | 37-A | 38D- | 39-C | 40-A |
LỜI GIẢI CHI TIẾT
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Câu 1: Đáp án B
A. Đ B. S. Phân nitophotka là phân hỗn hợp.
C. Đ D. Đ
Câu 2: Đáp án A
A sai vì anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa màu trắng.
B, C, D đúng.
Câu 3: Đáp án B
(1) S. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg
(2) Đ
(3) S. Kim loại kiềm không phải là những kim loại nặng.
(4) Đ
(5) Đ
(6) S. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.
Câu 4: Đáp án C
Câu 5: Đáp án C
C sai vì Al2O3 không bị khử bởi CO.
Câu 6: Đáp án A
Câu 7: Đáp án D
A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
B. NH3 + HCl → NH4Cl
C. Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
D. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO2 + 2H2
Câu 8: Đáp án B
Gồm các chất: etilen, stiren, anđehit axetic, axit acrylic.
Câu 9: Đáp án C
Câu 10: Đáp án B
Câu 11: Đáp án D
Gồm có: triolein, etyl axetat, Ala-Gly-Ala, vinyl fomat, anbumin.
Câu 12: Đáp án A
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
Câu 13: Đáp án D
Câu 14: Đáp án D
Câu 15: Đáp án A
Câu 16: Đáp án A
Gồm có (1) (3) (4).
Câu 17: Đáp án C
Tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng hợp nên là polieste.
Câu 18: Đáp án D
Câu 19: Đáp án A
(1), (2), (3), (6) cùng có phương trình ion rút gọn là:
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
Câu 20: Đáp án C
A. C2H5OH là chất lỏng ở điều kiện thường.
B. C6H5NH2 là chất lỏng ở điều kiện thường, ít tan trong nước
C. Đúng
D. CH3NH2 là chất khí ở điều kiện thường.
4. Đề thi thử THPT QG môn Hóa Chuyên Lê Khiết - Quảng Ngãi - lần 1
Câu 1: Trong các kim loại sau đây, kim loại nào có tính khử yếu nhất :
A. Al B. Mg C. Ag D. Fe
Câu 2: Dãy gồm các kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:
A. Na, Fe, K B. Na, Cr, K C. Be, Na, Ca D. Na, Ba, K
Câu 3: Dãy kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl và Cl2 đều cùng tạo một muối :
A. Cu, Fe, Zn B. Ni, Fe, Mg C. Na, Mg, Cu D. Na, Al, Zn
Câu 4: Kim loại nhẹ nhất :
A. K B. Na C. Li D. Cs
Câu 5: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân :
A. Glucozo B. Triolein C. Saccarozo D. Xenlulozo
Câu 6: Chất có công thức phân tử C6H12O6 có thể gọi là :
A. Mantozo B. Saccarozo C. Glucozo D. Tinh bột
Câu 7: Axit nào sau đây là axit béo :
A. Axit adipic B. Axit Stearic C. Axit glutamic D. Axit axetic
Câu 8: Công thức hóa học của Crom (III) hidroxit :
A. Cr(OH)2 B. H2CrO4 C. Cr(OH)3 D. H2Cr2O7
Câu 9: Nếu cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH thì sau phản ứng xuất hiện kết tủa màu :
A. nâu đỏ B. vàng nhạt C. trắng D. xanh lam
Câu 10: Este X được tạo thành từ axit axetic và ancol metylic có công thức phân tử là :
A. C4H8O2 B. C4H10O2 C. C2H4O2 D. C3H6O2
Câu 11: Cho một mẫu hợp kim (Zn – Mg – Ag) vào dung dịch CuCl2, sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại gồm :
A. Zn, Mg, Ag B. Mg, Ag, Cu C. Zn, Mg, Cu D. Zn, Ag, Cu
Câu 12: Hợp chất hữu cơ X tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch Br2 nhưng không tác dụng được với dung dịch NaHCO3. Chất X là chất nào trong số những chất sau đây :
A. metyl axetat B. axit acrylic C. anilin D. phenol
Câu 13: Tơ lapsan là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa :
A. axit terephalic và etilen glicol B. axit terephalic và hexametylen diamin
C. axit caproic và vinyl xianua D. axit adipic và etilen glicol
Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng :
A. Saccarozo có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
B. Hidro hóa hoàn toàn glucozo bằng H2 (Ni, t0) thu được sorbitol
C. Thủy phân hoàn toàn xenlulozo trong dung dịch H2SO4 đun nóng thu được fructozo
D. Tinh bột hòa tan tốt trong nước và etanol
Câu 15: Thủy phân chất X bằng dung dịch NaOH thu được 2 chất Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Z tác dụng được với Na sinh ra khí H2. Chất X là :
A. HCOOCH = CH – CH3 B. HCOOCH = CH2
C. CH3COOCH = CH2 D. HCOOCH2CHO
Câu 17: Trong các thí nghiệm sau :
(1) Cho khí NH3 tác dụng với CuO nung nóng
(2) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH
(3) Cho CrO3 tác dụng với NH3
(4) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 18: Chất nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường :
A. Tristearin B. Tripanmitin C. Triolein D. Saccarozo
Câu 19: Cho Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X, nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y, cho tinh thể MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc đun nóng tạo thành khí Z. Các khí X, Y, Z lần lượt là :
A. H2, NO2 và Cl2 B. H2, O2 và Cl2 C. Cl2, O2 và H2S D. SO2, O2, Cl2
Câu 20: Axit axetic không tác dụng được với dung dịch nào :
A. Natri phenolat B. Amoni cacbonat C. Phenol D. Natri etylat
Đáp án
1-C | 2-D | 3-D | 4-C | 5-A | 6-C | 7-B | 8-C | 9-D | 10-D |
11-D | 12-D | 13-A | 14-B | 15-D | 16-B | 17-D | 18-C | 19-B | 20-C |
21-A | 22-B | 23-B | 24-A | 25-B | 26-A | 27-A | 28-A | 29-D | 30-B |
31-A | 32-C | 33-C | 34-B | 35-A | 36-A | 37-A | 38-C | 39-C | 40-D |
LỜI GIẢI CHI TIẾT
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Câu 1: Đáp án C
Dựa vào dãy điện hóa kim loại. Từ trái sang phải, tính khử của kim loại giảm dần.
Câu 2: Đáp án D
Câu 3: Đáp án D
Fe : Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe + 1,5Cl2 → FeCl3
Cu : Không phản ứng với HCl
Câu 4: Đáp án C
Câu 5: Đáp án A
Câu 6: Đáp án C
Câu 7: Đáp án B
Câu 8: Đáp án C
Câu 9: Đáp án D
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
Câu 10: Đáp án D
CH3COOH + CH3OH → CH3COOCH3 (C3H6O2)
Câu 11: Đáp án D
Tính khử kim loại Mg > Zn > Ag
Khi phản ứng với CuCl2 thì Mg phản ứng trước Zn
Sau đó, Cu tạo ra phản ứng tiếng với AgCl
Vì sau phản ứng có 3 kim loại => Ag, Cu, Zn
Câu 12: Đáp án D
X không tác dụng được với NaHCO3 => X không có nhóm –COOH
X lại phản ứng được với NaOH => X là este/phenol
X phản ứng được với Br2 => X là phenol
Các phản ứng của phenol :
C6H5OH + 3Br2 → HOC6H2Br3 + 3HBr
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
Câu 13: Đáp án A
Câu 14: Đáp án B
A sai. Saccarozo không có phản ứng tráng bạc
B. Đúng
C. Sai. Sản phẩm thu được là Glucozo
D. Tinh bột chỉ hòa tan tốt trong nước nóng tạo hồ tinh bột
Câu 15: Đáp án D
Z tác dụng được với Na sinh ra H2 => Z là ancol
HCOOCH2CHO + NaOH → HCOONa + HOCH2CHO
Câu 16: Đáp án B
Thí nghiệm dùng để điều chế các khí không hoặc ít tan trong nước
=> Không thể điều chế NH3
Câu 17: Đáp án D
(1) 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
(2) Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2
(3) 2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O
(4) NH4Cl + NaNO2 → NaCl + N2 + 2H2O
Câu 18: Đáp án C
Các chất béo không no ở điều kiện thường là chất lỏng
Các chất béo no ở điều kiện thường là chất rắn
Saccarozo ở điều kiện thường là chất rắn
Câu 19: Đáp án B
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
KNO3 → KNO2 + ½ O2
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Câu 20: Đáp án C
Câu 21: Đáp án A
TQ : X + NaOH = (Glutamic + HCl) + NaOH
H2NC3H5(COOH)2 + 2NaOH → H2NC3H5(COONa)2 + 2H2O
0,45 → 0,9 mol
HCl + NaOH → NaCl + H2O
0,55 → 0,55
=> nNaOH = 1,45 mol
Câu 22: Đáp án B
Điều kiện để ăn mòn điện hóa :
+ 2 thanh điện cực khác bản chất (KL-KL, KL-PK,…)
+ 2 điện cực nối với nhau bằng dây dẫn hoặc tiếp xúc trực tiếp
+ Cùng nhúng vào 1 dung dịch chất điện ly
=> Các thí nghiệm thỏa mãn : (2) [Fe-Cu] , (3) [Cu-Ag] , (4) [Fe-Sn] , (5) [Fe-C]
5. Đề thi thử THPT QG môn Hóa Chuyên Hà Giang - Hà Giang
I. Nhận biết
Câu 1: Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6 là
A. K+. B. Na+. C. Rb+. D. Li+.
Câu 2: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp?
A. Nilon-6,6. B. Cao su buna-S. C. PVC. D. PE.
Câu 3: Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá,...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?
A. Dùng fomon, nước đá. B. Dùng nước đá và nước đá khô.
C. Dùng nước đá khô và fomon. D. Dùng phân đạm, nước đá.
Câu 4: Cacbohidrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường?
A. Saccarozơ. B. Fructozơ. C. Fructozơ. D. Glucozơ.
Câu 5: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng:
A. Xà phòng hóa. B. Este hóa. C. Trùng ngưng. D. Tráng gương.
Câu 6: Nhiệt phân hiđroxit Fe (II) trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn là:
A. Fe. B. Fe2O3. C. FeO. D. Fe3O4.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây tạo sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic?
A. HCOOCH2CH=CH2 + NaOH B. HCOOC(CH3)=CH2 + NaOH
C. CH2=C(CH3)COOH + NaOH D. HCOOCH=CH-CH3 + NaOH
Câu 8: Trong chất thải của một nhà máy có chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+,...
Có thể dùng chất nào sau đây để xử lý sơ bộ các chất thải trên?
A. HNO3. B. Giấm ăn. C. Nước vôi dư. D. Etanol.
II. Thông hiểu
Câu 9: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 10: Một cốc nước cứng có chứa 0,1 mol Ca2+; a mol K+; 0,15 mol Cl– và b mol HCO3–. Thêm vào cốc 0,1 mol Ca(OH)2 thì mất hoàn toàn tính cứng, dung dịch trong cốc chỉ chứa duy nhất một muối. Đun sôi cốc nước cứng trên đến cạn thu được lượng chất rắn khan là
A. 18,575 gam. B. 21,175 gam. C. 16,775 gam. D. 27,375 gam.
Câu 11: Để điều chế Ag từ quặng chứa Ag2S bằng phương pháp thủy luyện người ta cần dùng thêm
A. dung dịch NaCN; Zn. B. dung dịch HNO3 đặc; Zn.
C. dung dịch H2SO4 đặc; Zn. D. dung dịch HCl đặc; Zn.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol anđehit X cần 1 mol O2 và thu được 1 mol H2O. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH2CH=O. B. O=CH_CH=O. C. HCHO. D. HC=C_CH=O.
Câu 13: Cho 14,8 gam hỗn hợp gồm metyl axetat và axit propanoic tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Số mol hỗn hợp muối có trong dung dịch X là:
A. 0,4. B. 0,1. C. 0,2. D. 0,3.
Câu 14: Các chất sau, chất nào không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?
A. Lys-Gly-Val-Ala. B. Glyxerol. C. Aly-ala. D. Saccarozơ.
Câu 15: Cho 10,84 gam hỗn hợp X (Fe, Cu, Ag) hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HNO3 thấy giải phóng 1,344 lít khí NO (đktc), (sản phẩm khử duy nhất) thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là bao nhiêu ?
A. 26. B. 28. C. 24. D. 22.
Câu 16: Hòa tan 1,86 gam hợp kim của Mg và Al trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 560 ml khí N2O (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Thành phần % theo khối lượng của Mg và Al trong hợp kim là
A. 77,42% và 22,58%. B. 25,8% và 74,2%. C. 12,90% và 87,10%. D. 56,45% và 43,55%.
Câu 17: Từ 20kg gạo nếp chứa 81% tinh bột, khi lên men thu được bao nhiêu lít ancol 96o? Biết hiệu suất quá trình lên men đạt 81% và ancol etylic có khối lượng riêng D = 0,789 g/ml.
A. 9,838 lít. B. 6,125 lít. C. 14,995 lít, D. 12,146 lít.
Câu 18: Có ba chất lỏng benzen, phenol, stiren đựng trong 3 lọ mất nhãn riêng biệt. Thuốc thử để phân biệt ba chất lỏng trên là:
A. nước brom. B. dung dịch NaOH.
C. giấy quỳ tím. D. dung dịch phenolptalein.
Câu 19: Phương trình hóa học nào sau đây là sai?
A. Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2. B. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2.
C. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2. D. Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag.
Câu 22: Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là
A. 3,3-đimetylhecxan. B. 2,2,3-trimetylpentan.
C. isopentan. D. 2,2-đimetylpropan.
Câu 23: Cho dãy các kim loại: Na; Al; Cu; Fe; Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch Fe2(SO4)3 là:
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 24: Làm sạch etan có lẫn etilen thì phải
A. dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước brom.
B. dẫn hỗn hợp qua dung dịch thuốc tím.
C. dẫn hỗn hợp qua nước vôi trong.
D. dẫn hỗn hợp qua dung dịch thuốc tím hoặc brom.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Đáp án
1-B | 2-B | 3-B | 4-A | 5-A | 6-B | 7-A | 8-C | 9-A | 10-B |
11-A | 12-C | 13-C | 14-C | 15-D | 16-C | 17-A | 18-A | 19-C | 20-C |
21-C | 22-D | 23-A | 24-D | 25-D | 26-B | 27-C | 28-C | 29-B | 30-D |
31-B | 32-D | 33-A | 34-B | 35-D | 36-C | 37-D | 38-D | 39-B | 40-A |
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Câu 2: Đáp án B
Câu 3: Đáp án B
Câu 4: Đáp án A
Câu 5: Đáp án A
Câu 6: Đáp án B
Câu 7: Đáp án A
Ta có phản ứng:
HCOOCH2–CH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH2=CH–CH2–OH.
Câu 8: Đáp án C
Câu 9: Đáp án A
Câu 12: Đáp án C
Câu 13: Đáp án C
Cả 2 chất đều có cùng CTPT là C3H6O2.
⇒ nHỗn hợp = 0,2 mol ⇒ nHỗn hợp muối = 0,2 mol
Câu 14: Đáp án C
Câu 17: Đáp án A
mTinh bột = 20×0,81 = 16,2 kg ⇒ nTinh bột = 0,1 kmol.
Ta có: C6H10O5 + H2O → 2C2H5OH + 2CO2↑.
⇒ nC2H5OH = 0,1×2×0,81 = 0,162 kmol ⇒ mC2H5OH = 7,452 kg.
⇒ VC2H5OH = ≈ 9,445 kg ⇒ VC2H5OH = 9,445 ÷ 0,96 ≈ 9,838 lít.
Câu 18: Đáp án A
Câu 19: Đáp án C
Câu 21: Đáp án C
Câu 22: Đáp án D
Đặt CTTQ của ankan cần tìm là CnH2n+2.
Ta có pứ: CnH2n+2 + Br2 CnH2n+1Br + HBr.
⇒ MCnH2n+1Br = 75,5×2 = 151 Û n = 5 ⇒ Ankan có CTPT là C5H12.
+ Vì chỉ thu được 1 dẫn xuất monobrom duy nhất ⇒ ankan có CTCT: C–C(C)2–C.
⇒ Ankan có tên gọi là: 2,2-đimetylpropan
Câu 23: Đáp án A
Câu 24: Đáp án D
Câu 25: Đáp án D
Câu 26: Đáp án B
Câu 27: Đáp án C
Ta có: M + 2HCl → MCl2 + H2↑.
+ Ta có mCl = 17,68 – 8,45 = 0,26 mol = ne trao đổi.
⇒ nM = 0,26÷2 = 0,13 mol.
⇒ MM = 8,45 ÷ 0,13 = 65
Câu 28: Đáp án C
Câu 29: Đáp án B
TN có khí thoát ra gồm:
(2) → SO2↑ || (3) → CO2↑ || (4) → H2↑.
(6) → CO2↑ || (7) → NO
Câu 30: Đáp án D
nmuối = nNaOH = 0,25 mol ⇒ MTB muối = 18,4 ÷ 0,25 = 73,6 ⇒ muối chứa HCOONa.
Do X và Y có cùng số cacbon ⇒ Y có dạng HCOOR’.
nY = nAg ÷ 2 = 0,3 ÷ 2 = 0,15 mol ⇒ nX = 0,25 – 0,15 = 0,1 mol.
⇒ Mmuối của X = (18,4 – 0,15 × 68) ÷ 0,1 = 82 ⇒ muối là CH3COONa ⇒ X là CH3COOH.
⇒ Y là HCOOCH3 ⇒ m = 0,25 × 60 = 15 gam.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
6. Thi trắc nghiệm trực tuyến: Đề thi THPT QG môn Hóa học
Mời các em cùng thực hành làm bài thi trực tuyến tại :
- Thi thử THPT QG năm 2018 môn Hóa học- THPT Chuyên Bắc Ninh
- Thi thử THPT QG 2018 môn Hóa học - Chuyên Đại học Vinh- Nghệ An
- Thi thử THPT QG năm 2018 môn Hóa - THPT Chuyên Hùng Vương- Phú Thọ
- Thi thử THPT QG năm 2018 môn Hóa - Chuyên Lê Khiết- Quảng Ngãi
- Thi thử THPT QG Hóa học 12 năm 2018 - Chuyên Hà Giang
Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Bộ 5 Đề thi thử THPT QG 2018 môn Hóa học các trường THPT Chuyên . Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm Hóa học và đạt thành tích cao hơn trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Xem video: 40 câu trắc nghiệm Dao động cơ Vật lý 12 có video lời giải
-
Thi Online: Thi online THPT QG 2018 môn Vật lý chuẩn cấu trúc Bộ Giáo Dục
Chúc các em học tập tốt !