458 Câu hỏi ôn thi học kì 2 môn Hóa 9 (có đáp án)

458 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA 9 (CÓ ĐÁP ÁN)

 

Bài 21: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN

Câu 1: Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng

A. vật lí.

B. hoá học.

C. không là hiện tượng hoá học, không là hiện tượng vật lí.

D. vừa là hiện tượng vật lí, vừa là hiện tượng hoá học.

Đáp án: B

Câu 2: Sự ăn mòn kim loại là 

A. sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học của môi trường.

B. sự tạo thành các oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

C. sự tạo thành hợp kim khi nấu chảy các kim loại với nhau.

D. sự kết hợp của kim loại với một chất khác.

Đáp án: A

Câu 3: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh trong môi trường 

A. không khí khô.

B. trong nước cất không có hoà tan khí oxi.

C. nước có hoà tan khí oxi.

D. dung dịch muối ăn.

Đáp án: D

Câu 4: Biện pháp nào sau đây làm kim loại bị ăn mòn nhanh ? 

A. Bôi dầu, mỡ lên bề mặt kim loại.

B. Sơn, mạ lên bề mặt kim loại.

C. Để đồ vật nơi khô ráo, thoáng mát.

D. Ngâm kim loại trong nước muối một thời gian.

Đáp án: D

Câu 5: Đồ vật làm bằng kim loại không bị gỉ nếu 

A. để ở nơi có nhiệt độ cao.

B. ngâm trong nước lâu ngày.

C. sau khi dùng xong rửa sạch, lau khô.

D. ngâm trong dung dịch nước muối.

Đáp án: C

Câu 6: Nhôm không bị ăn mòn trong môi trường  (Chương 2/ bài 21/ mức 2)

A. dung dịch axit.

B. dung dịch kiềm.

C. không khí.

D. dung dịch muối.

Đáp án: C

Câu 7: Natri là kim loại hoạt động mạnh, bị ăn mòn rất nhanh. Để natri không bị ăn mòn người ta ngâm natri trong

A. nước.

B. dầu hoả.

C. rượu etylic.

D. dung dịch H2SO4 loãng.

Đáp án: B

Câu 8: Những vật bằng gang, bị ăn mòn trong tự nhiên tạo thành lớp gỉ sắt có màu nâu đỏ đó là 

A. Fe3O4.

B. Fe2O3.nH2O.

C. Fe(OH)2.

D. hỗn hợp FeO và Fe2O3.

Đáp án: B

Câu 9: Một loại hợp chất kết tinh có công thức CuCO3.5H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng nước kết tinh chứa trong CuCO3.5H2O là 

A. 40,01%.

B. 42,06%.

C. 40,11%.

D. 41,05%.

Đáp án: B

Bài 25: TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM

Câu 10: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở  trạng thái 

A. lỏng và khí.

B. rắn và lỏng.

C. rắn và khí.

D. rắn, lỏng, khí.

Đáp án: D

Câu 11: Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường 

A. S, P, N2, Cl.

B. C, S, Br2, Cl2.

C. Cl2, H2, N2, O2.

D. Br2, Cl2, N2, O2.

Đáp án: C

Câu 12: Dãy gồm các nguyên tố phi kim là 

A. C, S, O, Fe.

B. Cl, C, P, S.

C. P, S, Si, Ca.

D. K, N, P, Si.

Đáp án: B

Câu 13: Ở điều kiện thường, phi kim ở thể lỏng là 

A. oxi.

B. brom.

C. clo.

D. nitơ.

Đáp án: B

Câu 14: Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit 

A. S, C, P.

B. S, C, Cl2.

C. C, P, Br2.

D. C, Cl2, Br2.

Đáp án: A

Câu 15: Dãy phi kim tác dụng được với nhau là 

A. Si, Cl2, O2.

B. H2, S, O2.

C. Cl2, C, O2.

D. N2, S, O2.

Đáp án: B

Câu 16: Độ tan của chất khí tăng nếu

A. tăng nhiệt độ, tăng áp suất.

B. tăng nhiệt độ, giảm áp suất.

C. giảm nhiệt độ, tăng áp suất.

D. giảm nhiệt độ, giảm áp suất.

Đáp án: C

Câu 17: Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với 

A. hiđro hoặc với kim loại.

B. dung dịch kiềm.

C. dung dịch axit.

D. dung dịch muối.

Đáp án: A

Câu 18: Dãy các phi kim tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí là 

A. C, Br2, S, Cl2.

B. C, O2, S, Si.

C. Si, Br2, P, Cl2.

D. P, Si, Cl2, S.

Đáp án: A

Câu 19: Dãy phi kim được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần 

A. Br, Cl, F, I.

B. I, Br, Cl, F.

C. F, Br, I, Cl.

D. F, Cl, Br, I.

Đáp án: B

Câu 20: Dãy các phi kim sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần 

A. Cl, S, P, Si.

B. S, P, Cl, Si.

C. Cl, Si, P, S.

D. S, Si, Cl, P.

Đáp án: A

...

Trên đây là phần trích dẫn 458 Câu hỏi ôn thi học kì 2 môn Hóa 9 (có đáp án), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?