40 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều Vật lý 12 có Video lời giải

40 CÂU TRẮC NGHIỆM DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

CÓ VIDEO LỜI GIẢI

Mời các em cùng xem Video Hướng dẫn 40 câu bài tập trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều của thầy Thân Thanh Sang hoặc trực tiếp làm bài thi online tại Trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều Vật lý 12 để đạt được kết quả tốt nhất các em nhé! smiley

Câu 1:

Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC một điện áp u = 160cos100πt (V), cuộn dây có (r = 0), L thay đổi được. Điều chỉnh L để hiệu điện thế hai đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại và có giá trị ULmax = 200V thì URC bằng:

A. 106V

B. 120V

C. 160V

D. 100V

Câu 2;

Đối với máy phát điện xoay chiều thì

A. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi hoàn toàn thành điện năng.   

B. Tần số của dòng điện do máy phát phụ thuộc vào số vòng dây của các cuộn dây phần ứng.

C. Phần cảm của máy luôn đứng yên, phần ứng quay.                      

D. Biên độ của suất điện động cảm ứng do máy phát ra phụ thuộc tốc độ quay của nam châm phần cảm

Câu 3: Mạch điện gồm cuộn dây có điện trở thuần R = 30 Ω, L = 0,4/π H, đặt vào hai đầu mạch hiệu điện thế xoay chiều có giá trị 50 V thì cường độ dòng điện trong mạch là 1A. Tính tần số dòng điện của mạch?  

 A.  100 Hz.

 B.  50 Hz

 C.  40 Hz

 D.  60Hz 

Câu 4: Đối với máy phát điện xoay chiều 3 pha

A. Khi cực bắc của nam châm điện đối diện với cuộn dây nào thì suất điện động trong cuộn đó có giá trị cực đại.                                                                                 

B. Phần cảm là một nam châm điện.

C. Phần ứng hay phần cảm đều có thể là rôto.        

D. Suất điện động trong ba cuộn dây biến thiên cùng tần số, cùng pha.

Câu 5: Trong các máy phát điện xoay chiều các cuộn dây phần cảm và phần ứng của máy đều được quấn trên lõi thép kỹ thuật điện nhằm

A. Tăng cường từ thông qua các cuộn dây.         

B. Tạo ra từ trường biến thiên điều hòa ở các cuộn dây.      

C. Làm giảm hao phí năng lượng ở các cuộn dây do tỏa nhiệt.        

D. Tạo ra từ trường xoáy trong các cuộn dây phần cảm và phần ứng.

Câu 6: Một học sinh quấn một máy biến áp với dự định số vòng dây của cuộn sơ cấp gấp hai lần số vòng dây của cuộn thứ cấp. Do sơ suất nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây. Muốn xác định số vòng dây thiếu để quấn tiếp thêm vào cuộn thứ cấp cho đủ, học sinh này đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, rồi dùng vôn kế xác định tỉ số điện áp ở cuộn thứ cấp để hở và cuộn sơ cấp. Lúc đầu tỉ số điện áp bằng 0,43. Sau khi quấn thêm vào cuộn thứ cấp 24 vòng dây thì tỉ số điện áp bằng 0,45. Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Để được máy biến áp đúng như dự định, học sinh này phải tiếp tục quấn thêm vào cuộn thứ cấp

A. 100 vòng dây.                B. 84 vòng dây.            

C. 60 vòng dây.                 D. 40 vòng dây.

Câu 7: Đặt điện áp xoay chiều có trị hiệu dụng \(U=100\sqrt{3}(V)\)  vào hai đầu đoạn mạch RLC có L thay đổi. Khi điện áp hiệu dụng ULMax thì UC=200V. Giá trị ULMax là.

A. 100 V.                       B. 150 V      C. 300 V                D. Đáp án khác

Câu 8Mạch điện xoay chiều AB gồm \(R = 30\sqrt{3}\Omega\), cuộn cảm thuần có \(L=\frac{1}{2\pi }H\) và tụ \(C=\frac{5.10^{-4}}{\pi }F\) mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu A, B của đoạn mạch hiệu điện thế là \(u=120\sqrt{2}cos(100\pi t+ \frac{\pi}{6}) V\) . Biểu thức i là?

A\(i = 2\sqrt{2}cos(100 \pi t) A\)   

B.  \(i = 4\sqrt{2}cos(100 \pi t -\frac{\pi }{6}) A\)  

C. \(i = 4\sqrt{2}cos(100 \pi t +\frac{\pi }{6}) A\)

D. \(i = 2\sqrt{2}cos(100 \pi t +\frac{\pi }{2}) A\)

Câu 9:  Máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha đều

A. hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và việc sử dụng từ trường quay.                                  

B. có stato là ba cuộn dây đặt lệch nhau 1200 trên vành tròn.

C. có phần cảm tạo ra từ trường là nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu.

D. có rôto phải là phần cảm; stato phải là phần ứng.

Câu 10:

Mạch RLC mắc nối tiếp có \(R = 100\sqrt{3}\Omega\), cuộn cảm thuần có \(L = \frac{1}{\pi}\) H và tụ C = \(\frac{10^{-4}}{2\pi}\) F. Biểu thức uRL = 200cos100πt (V). Biểu thức hiệu điện thế uAB?

A. \(u=100\sqrt{2}cos(100\pi t)V\)

B. \(u=200cos(100\pi t-\frac{\pi }{3})V\)

C. \(u=200cos(100\pi t)V\)

D. \(u=100\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{3})V\)

Câu 11: Một mạch điện gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm và một tụ điện có điện dung thay đổi được mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch trên một điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = U\sqrt{2}cos\omega t (V)\) . Khi thay đổi điện dung của tụ để cho điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt cực đại và bằng 3U. Ta có quan hệ giữa ZL và R là?

A. \(Z_{L}=\frac{R}{\sqrt{3}}\)

B. \(Z_{L}=\sqrt{3}R\)

C\(Z=2\sqrt{2}R\)

D. \(Z_{L}=2R\)

Câu 12: Khi truyền tải một công suất điện P từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, để giảm hao phí trên đường dây do toả nhiệt ta có thể đặt máy:

     A. tăng thế ở đầu ra của nhà máy điện         

     B. hạ thế ở đầu ra của nhà máy điện.

     C. tăng thế

     D. hạ thế ở nơi tiêu thụ

Câu 13: Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 2kV và công suất 200 kW. Hiệu số chỉ của các công tơ điện ở trạm phát và ở nơi thu sau mỗi ngày đêm chênh lệch nhau thêm 480 kWh. Công suất điện hao phí trên đường dây tải điện là:

     A.  \(\Delta P = 30kW\)            B.   \(\Delta P = 20kW\)

     C.  \(\Delta P = 80kW\)            D.   \(\Delta P = 100kW\)

Câu 14Mạch điện xoay chiều (R1L1C1) có tần số góc cộng hưởng là \(\omega\)1. Mạch điện xoay chiều (R2L2C2) có tần số góc cộng hưởng là \(\omega\)2. Biết \(\omega_{1} = \omega _{2} = 120\pi rad/s\) . Nếu hai đoạn mạch đó mắc nối tiếp với nhau thì tần số cộng hưởng là

A f = 60 Hz            

B.  f = 100 Hz            

C.  f = 120 Hz                        

D.  f = 50 Hz

Câu 15: Để giảm hao phí khi cần tải điện đi xa. Trong thực tế, có thể dùng biện pháp nào kể sau: 

A.  Giảm hiệu điện thế máy phát điện n lần để cường độ dòng điện giảm n lần, giảm công suất tỏa nhiệt xuống n2 lần            

B.  Tăng hiệu điện thế từ máy phát điện lên n lần để giảm hao phí do sự tỏa nhiệt trên đường dây n2 lần      

C.  Dùng dây dẫn bằng chất liệu siêu dẫn đường kính lớn                           

D.  Xây dựng nhà máy gần nơi tiêu thụ để giảm chiều dài đường dây truyền tải điện

Câu 16Mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở r và tụ điện C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp \(u = 30\sqrt{2}cos\omega t(V)\) . Điều chỉnh C để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt giá trị cực đại và bằng \( 30\sqrt{2} V\) . Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây khi đó có giá trị là:

 A.  40V                                  B.  30V                       C.  20V                      D. 50V

Câu 17:  Trong một máy phát điện xoay chiều một pha, nếu tốc độ quay của rôto tăng thêm 60 vòng/phút thì tần số của dòng điện xoay chiều do máy phát ra tăng từ 50 Hz đến 60 Hz và suất điện động hiệu dụng của máy thay đổi 40 V so với ban đầu. Nếu tiếp tục tăng tốc độ quay của rôto thêm 60 vòng/phút nữa thì suất điện động hiệu dụng do máy phát ra khi đó là: 

 A.  280 V                               B.  320V                     C.  240 V                                D. 400 V

Câu 18:  Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về máy biến áp?

A.  Máy biến áp có thể biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.                          

B.  Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng tự cảm.            

C.  Máy biến áp có thể biến đổi cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều.                            

D.  Máy biến áp được sử dụng trong truyền tải điện năng đi xa.

Câu 19Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt{2}cos100\pi t\) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại thì thấy giá trị cực đại đó bằng 100 V và điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện bằng 36 V. Giá trị của U là

 A.  64 V.                          B.  80 V.       C.  48 V.                                         D.  136 V.

Câu 20Một dòng điện xoay chiều chạy qua điện trở R = 10\(\Omega\), nhiệt lượng tỏa ra trong 30 phút là 900kJ. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là:

 A.  I0 = 3,2A                          B.  I0= 0,32A              C. I0 ≈ 7,07A                         D. I0=10,0A

 

{--Các em có thể thực hành làm bài thi trực tuyến tại  40 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều Vật lý 12 có video hướng dẫn--}

 
 

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong 40 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều Vật lý 12 có Video lời giải. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm Vật lý và đạt thành tích cao hơn trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?