MỘT SỐ HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
Câu 1: Vào mùa xuân ở bán cầu Bắc, xảy ra hiện tượng ngày và đêm như thế nào?
A. Ngày, đêm bằng nhau. B. Ngày dài, đêm ngắn.
C. Ngày ngắn hơn đêm. D. Ngày, đêm dài sáu tháng.
Câu 2: Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần tại khu vực nào sau đây?
A. Chí tuyến Bắc, Nam. B. Cực Bắc và Nam.
C. Ngoại chí tuyến. D. Nội chí tuyến.
Câu 3: Nước Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc ( từ Xích Đạo đến chí tuyến Bắc ), nằm trông Mặt Trời lần lượt đi qua thiên đỉnh ở các địa điểm trên đất nước Việt Nam trong khoảng thời gian
A. Từ 23 – 9 đến 21 – 3. B. Từ 22 - 6 đến 22 – 12.
C. Từ 22 – 12 đến 22 – 6. D. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.
Câu 4: Khu vực có ngày, đêm kéo dài suốt 24 giờ xảy ra tại
A. vòng cực đến cực. B. xích đạo đến cực. C. xích đạo. D. chí tuyến.
Câu 5: Nơi nào trên trái đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?
A. Ở 2 cực. B. Các địa điểm nằm trên xích đạo.
C. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực. D. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.
Câu 6: Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là
A. chuyển động không có thực của Mặt Trời. B. chuyển động có thực của Mặt Trời.
C. Mặt trời ở đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. D. chuyển động của Mặt Trời tự quay quanh trục.
Câu 7: Nơi nào sau đây trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
A. Nội chí tuyến. B. Xích đạo. C. Ngoại chí tuyến D. Chí tuyến
Câu 8: Trong quá trình chuyển động biểu kiến hằng năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích Đạo vào các ngày
A. 21 – 3 và 23 – 9. B. 22 – 6 và 22 – 12. C. 22 – 12 và 21 – 3 D. 21- 3 và 22 – 6.
Câu 9: Theo dương lịch, mùa hạ ở bán cầu bắc từ ngày 22 – 6 đến ngày 23 – 9. Vậy mùa hạ ở bán cầu Nam theo dương lịch sẽ là
A. Từ 21 – 3 đến 22 – 6. B. Từ 22 – 6 đến 23 – 9.
C. Từ 22 – 12 đến 21 – 3. D. Từ 23 – 9 đến 22 – 12.
Câu 10: Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày dài hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian
A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9. B. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.
C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3. D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.
Câu 11: Trong năm, có 2 ngày không bán cầu nào ngả nhiều hơn về phía mặt trời. Đó là các ngày
A. 22 – 6 và 23 – 9. B. 21 – 3 và 22 – 6. C. 23 – 9 và 21 – 3. D. 22 – 6 và 22 – 12.
Câu 12: Nhận định nào sau đây đúng, khi Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời?
A. Sự sống trên Trái Đất vẫn tồn tại B. Ngày – đêm vẫn luân phiên 24 giờ.
C. Trái Đất không có ngày – đêm. D. Trái Đất không tồn tại sự sống.
Câu 13: Khu vực nào sao đây có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm chỉ 1 lần?
A. Ngoại chí tuyến. B. Cực Bắc, Nam.
C. Nội chí tuyến. D. Tại chí tuyến Bắc, Nam.
Câu 14: Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa, gọi là
A. Mặt Trời lên thiên đỉnh. B. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
C. các mùa trong năm. D. chuyển động không thật của Trái Đất.
Câu 15: Những ngày nao sau đây trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ở xích đạo?
A. 23/9 và 22/6. B. 22/6 và 22/12. C. 21/3 và 23/9. D. 22/12 và 21/3.
Câu 16: Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt trái đất đều có ngày và đêm dài như nhau?
A. Ngày 21 – 3 và ngày 22 – 6. B. Ngày 21 – 3 và ngày 23 – 9.
C. Ngày 22 – 6 và ngày 23 – 9. D. Ngày 22 – 6 và ngày 22 – 12.
Câu 17: Trong năm, khu vực nào sau đây nhận được lượng nhiệt từ Mặt Trời lớn nhất?
A. Cực. B. Vòng cực. C. Chí tuyến. D. Xích đạo.
Câu 18: Nguyên nhân tạo nên hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là do
A. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất chuyển động.
B. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.
C. Trái Đất tự chuyển động quanh trục của mình,
D. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất quay quanh trục.
Câu 19: Trong quá trình chuyển động biểu kiến hằng năm , Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày
A. 23 – 9. B. 21 – 3. C. 22 – 6. D. 22 – 12.
Câu 20: Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh không xuất hiện ở nơi nào sau đây?
A. Vùng nội chí tuyến. B. Xích đạo.
C. Chí tuyến Bắc, Nam. D. Vùng ngoại chí tuyến.
ĐÁP ÁN
1B | 2D | 3D | 4A | 5C | 6A | 7C | 8B | 9D | 10A |
11D | 12D | 13D | 14A | 15C | 16C | 17D | 18B | 19C | 20D |
---(Để xem nội dung và đáp án từ câu 20-30 của tài liệu hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu 30 Câu hỏi trắc nghiệm hệ quả quay xung quanh Mặt trời của Trái đất Địa lí 10 thông hiểu có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !