30 Bài tập trắc nghiệm có đáp án chi tiết chương Halogen Hóa học 10

30 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT CHƯƠNG HALOGEN HÓA HỌC 10

Bài 1: Cho 12,1 g hỗn hợp Zn, Fe tác dụng với vừa đủ với m g dd HCl 10%. Cô cạn dd thu được 19,2 g muối. Giá trị m là:

A. 73 g                    B. 53 g                C. 43 g               D. 63 g

Lời giải

Đáp án A.

mmuối = mKL + mgốc axit

⇒ 19,2 = 12,1 + mCl-

mCl- = 7,1

⇒nCl- = 0,2 mol = nHCl

⇒ m = 73 g

Bài 2: Có 5 gói bột tương tự nhau là CuO, FeO, MnO2, Ag2O, (Fe + FeO). Có thể dùng dung dịch nào trong các dung dịch nào dưới đây để phân biệt 5 chất trên ?

A. HNO3.                   B. AgNO3.                     C. HCl.                   D. Ba(OH)2.

Lời giải

Đáp án C.

 

CuO

FeO

MnO2

Ag2O

Fe + FeO

Dung dịch HCl

Dd xanh lam

Dd không màu

Khí màu vàng nhạt

Kết tủa trắng

Khí không màu

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Ag2O + 2HCl → 2AgCl + H2O

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Bài 3: Hoà tan 9,14 g hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dd HCl được 7,84 lít khí H2 (đktc) và 2,54 g rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dd Z thu được khối lượng muối khan là:

A. 31,45 g                   B. 33,25 g                    C. 39,9 g                   D. 35,58 g

Lời giải

Đáp án A

Chất rắn Y là Cu không phản ứng.

nHCl = 2nH2 = 2. 7,84/22,4 = 2. 0,35 = 0,7 mol

mmuối = mKL + mgốc axit = (9,14 – 2,54) + 0,7.35,5 = 31,45(g)

Bài 4: Cho 5,85 gam muối NaX tác dụng với dung dịch AgNO3 dư ta thu được 14,35 gam kết tủa trắng. Nguyên tố X có hai đồng vị 35X (x%) và 37X (x%). Vậy giá trị của x% và x% lần lượt là:

A. 25% và 75%         

B. 75% và 25%    

C. 65% và 35%    

D. 35% và 65%

Lời giải

Đáp án B

Ta có NaX + AgNO3 → NaNO3 + AgX

M tăng = 108-23 = 85, m tăng = 8,5

nAgX = 0,1 và MAgX = 143,5 ⇒ X :35,5(Cl)

Ta có:  \(\overline A  = \frac{{35.x + 37.(100 - x)}}{{100}} = 35,5 \to x = 75\%\) 

Bài 5: Cho 3 lít Cl2 phản ứng với 2 lít H2; hiệu suất phản ứng đạt 80%. Phần trăm thể tích Cl2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là (các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện to, p)

A. 28%.                  B. 64%.                 C. 60%.                    D. 8%.

Lời giải

Đáp án A.

Các thể tích đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, nên thể tích cũng là số mol.

                               H2 + Cl2 → 2HCl

Ban đầu                  2        3

Phản ứng              2.0,8    1,6        3,2

Sau phản ứng       0,4     1,4          3,2

nsau phản ứng = 0,4 + 1,4 + 3,2 = 5.

%VCl2 = 1,4/5 .100% = 28%

Bài 6: Hỗn hợp X gồm Zn , Mg và Fe. Hòa tan hết 23,40 gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl thu được 11,20 lít khí (đktc). Để tác dụng với vừa hết 23,40 gam hỗn hợp X cần 12,32 lít khí Clo (đktc). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp là

A. 8,4 g.                   B. 11,2 g.                C. 2,8 g.                 D. 5,6 g.

Lời giải

Đáp án D.

Bảo toàn e:

+) X + HCl: 2nZn + 2nMg + 2nFe = 2nH2 = 1,0 mol

+) X + Cl2: 2nZn + 2nMg + 3nFe = 2nCl2 = 1,1 mol( khi phản ứng với Cl2, Fe thể hiện hóa trị 3).

⇒ nFe = 1,1 - 1,0 = 0,1 mol ⇒ mFe = 5,6 g

Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 2,45g hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại kiềm thổ đó là

A. Be và Ca.    

B. Mg và Ca.    

C. Be và Mg.    

D. Mg và Sr.

Lời giải

Đáp án A.

Gọi A, B là kí hiệu của 2 kim loại.

X là kí hiệu chung của 2 kim loại.

Do dung dịch sau phản ứng có nồng độ mol bằng nhau nên nACl2 = nBCl2 = a

TH1: Nếu dung dịch chỉ chứa 2 muối

A + 2HCl → ACl2 + H2

a         2a         a        a

B+ 2HCl → BCl2 + H2

a     2a           a         a

nHCl = 0,2 × 1,25 = 0,25

⇒ 4a = 0,25 ⇒ a = 0,0625 mol

MA,B = 2,45/2a = 19,6

M(Be) = 9 < 19,6 < MB

 \(19,6 = \frac{{9a + {M_B}.a}}{{2a}} \to {M_B} = 30,2(loai)\)

TH2: Vậy dung dịch sau phản ứng có HCl dư

nACl2 = nBCl2 = nHCl = a

⇒ nHCl(bđ) = 0,25 = 4a + a = 5a

⇒ a = 0,05

MA,B = 2,45/2a = 24,5

Nếu A là Be ⇒ MA = 9

\(24,5 = \frac{{9a + {M_B}.a}}{{2a}} \to {M_B} = 40(Ca)\)

Vậy 2 kim loại là Be và Ca

Bài 8: Chất A là muối Canxi halogenua. Dung dịch chứa 0,200 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch bạc nitrat thì thu được 0,376 gam kết tủa bạc halogenua. Công thức phân tử của chất A là

A. CaF2.     B. CaCl2.    C. CaBr2.     D. CaI2.

Lời giải

Đáp án C.

Gọi công thức muối là CaX2

CaX2    +    2AgNO3 → Ca(NO3)2 +2AgX

40+2X     2.(108+X)

0,2              0,376

Ta có:

\(\frac{{0,2}}{{40 + 2X}} = \frac{{0,376}}{{2(108 + X)}}\)

→ X=80 (Br)

Công thức. CaBr2

Bài 9: Cho các sơ đồ phản ứng :

Zn + HCl → Khí A + ...    

KMnO4 + HCl → Khí B + ...

KMnO4 to→ Khí C + ...

Các khí sinh ra (A, B, C) có khả năng phản ứng với nhau là :

A. A và B, B và C.    

B. A và B, A và C.

C. A và C, B và C.    

D. A và B, B và C, A và C.

Lời giải

Đáp án B.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (A)

KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + H2O + Cl2 (B)

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2(C)

Bài 10: Nguyên tử nguyên tố X tạo ion X-. Tổng số hạt (p, n, e) trong X- bằng 116. X là nguyên tử nguyên tố nào dưới đây?

A. 34Se                   B. 32Ge               C. 33As                 D. 35Br

Lời giải

Đáp án D.

X- có tổng số hạt bằng = 116, vậy X có tổng số hạt = 115.

Ta có

2p + n = 115 ⇒ n = 115 – 2p, thay vào (1) ta có

\(1 \le \frac{{115 - 2P}}{P} \le 1,52\)

↔ P ≤ 115 – 2P ≤ 1,52P

Giải ra ta có p = n =35 (Br)

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung 30 Bài tập trắc nghiệm có đáp án chi tiết chương Halogen Hóa học 10, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?