3 dạng bài tập trắc nghiệm về Lực đàn hồi hay và có đáp án

3 DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ LỰC ĐÀN HỒI HAY VÀ CÓ ĐÁP ÁN

DẠNG 1. LÒ XO TREO VÀO ĐIỂM CỐ ĐỊNH, MỘT ĐẦU TREO VẬT

Câu 1. Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 22cm. Lò xo được treo thẳng đứng, một đầu giữ cố định, còn đầu kia gắn một vật nặng. Khi ấy lò xo dài 27cm, cho biết độ cứng lò xo là 100N/m. Độ lớn lực đàn hồi bằng

A. 500N.                                B. 5N.                               

C. 20N.                              D. 50N.

Câu 2. Trong 1 lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 21cm. Lò xo được giữ cố định tại 1 đầu, còn đầu kia chịu 1 lực kéo bằng 5,0N. Khi ấy lò xo dài 25cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?

A. 1,25N/m                            B. 20N/m                          

C. 23,8N/m.                       D. 125N/m.

Câu 3. Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m được treo thẳng đứng, một đầu được giữ cố định. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Để lò xo giãn ra được 5 cm thì phải treo vào đầu dưới của lò xo một vật có khối lượng là

A. 5 kg.                                  B. 2 kg.                             

C. 500 g.                            D. 200 g.

Câu 4. Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy lò xo giãn một đoạn 2 cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150 g thì độ giãn của lò xo là

A. 1 cm.                                  B. 2 cm                             

C. 3 cm.                             D. 4 cm.

Câu 5. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi lò xo có chiều dài 24cm thì lực dàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?

A. 28cm.                                 B. 48cm.                           

C. 22cm.                            D. 40cm.

Câu 6. Treo vật có khối lượng 300 g vào một lò xo thẳng đứng có độ dài 25 cm. Biết lò xo có độ cứng 100 N/m, gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Chiều dài của lò xo khi vật đứng cân bằng là

A. 25 cm.                                B. 26 cm.                          

C. 27 cm.                           D. 28 cm.

Câu 7. Người ta treo một vật có khối lượng 0,3kg vào đầu dưới của một lò xo (đầu trên cố định), thì lò xo dài 31 cm. Khi treo thêm một vật 200g nữa thì lò xo dài 33 cm. Lấy g = 10 m/s2. Độ cứng của lò xo là

A.9,7N/m.                              B.1N/m..                            C.100N/m.                         D. 50N/m.

Câu 8. (KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc 2018-2019). Một lò xo có độ dài tự nhiên 20 cm, khi bị kéo lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 10 N. Khi lò xo bị nén độ lớn lực đàn hồi của lò xo bằng 20 N thì chiều dài của lò xo khi đó bằng

A.40cm.                                  B. 48cm.                           

C. 28cm.                            D. 12cm.

Câu 9. (KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc 2018-2019). Cho hai lò xo có độ cứng k1 và k2. Khi treo vào lò xo k1 vật có khối lượng 2 kg thì khi cân bằng lò xo dãn 2 cm, khi treo vật có khối lượng 6 kg vào lò xo k2 thì khi cân bằng lò xo dãn 12 cm. Khi đó ta có

A.k2 = 2k1.                              B. k1 =3k2.                        

C.k1 = 2k2.                         D. k1 = 4k2.

Câu 10. Một lò xo có độ cứng k, độ dài tự nhiên l0 được treo thẳng đứng, đầu trên cố định. Khi người ta treo quả cân có khối lượng 200 g vào đầu dưới của lò xo. Khi vật cân bằng thì lò xo có độ dài dài 32 cm. Nếu treo thêm quả cân 500 g nữa vào đầu dưới của lò xo thì khi vật cân bằng, lò xo dài 37 cm. Lấy g = 10 m/s2. Độ dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là

A. l0 = 30 cm; k = 1000 N/m.                                           B. l0 = 32 cm; k = 300 N/m

C. l0 = 32 cm; k = 200 N/m.                                             D. l0 = 30 cm; k = 100 N/m.

Câu 11. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 = 27 cm, được treo thẳng đứng. Khi treo vào lò xo một vật có trọng lượng P1 = 5N thì lò xo dài l1 = 44 cm. Khi treo vật khác có trọng lượng P2 chưa biết, lò xo dài l2 = 35 cm. Hỏi độ cứng của lò xo và trọng lượng P2.

A. 25,3 N/m và 2,35 N.          B. 29,4 N/m và 2,35 N.    

C. 25,3 N/m và 3,5 N.       D. 29,4 N/m và 3,5 N.

Câu 12. (HK1 chuyên QH Huế năm học 2018-2019). Một đĩa có khối lượng m1 = 50g  được giữ thăng bằng bởi một lò xo cố định bên dưới. Khi đĩa cân bằng, lò xo bị nén 1cm. Đặt thêm một vật nặng m lên đĩa cân, khi hệ cân bằng thì lò xo biến dạng 5cm. Khối lượng của vật nặng là

A.250g.                                  B. 300g.                            

C. 200g.                             D. 150g.

Câu 13. Người ta treo một đầu lò xo vào một điểm cố định, đầu dưới của lò xo là những chùm quả nặng, mỗi quả đều có khối lượng 200g. Khi chùm quả nặng có 2 quả, chiều dài của lò xo là 15cm. Khi chùm quả nặng có 4 quả, chiều dài của lò xo là 17cm. Cho g =10m/s2. Số quả nặng cần treo để lò xo dài 21 cm là

A. 8 quả.                                 B. 10 quả.                         

C. 6 quả.                            D. 9 quả.

Câu 14. (KSCL Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Hai lò xo độ cứng tương ứng là k1 và k2. Khi treo vật khối lượng 200g vào lò xo 1 thì nó dãn 1cm, treo vật khối lượng 300g vào lò xo 2 thì nó dãn 3cm. Tìm tỷ số k1/k2.

A. 1,5.                                    B. 2/3.                                C. 2.                                   D. 1.

Câu 15. (Thầy Hoàng Sư Điểu sáng tác). Hai lò xo có khối lượng không đáng kể và có chiều dài bằng nhau và bằng l0. Lò xo (1) có độ cứng k1 và lò xo (2) có độ cứng k2. Tiến hành treo hai lò xo tại một vị trí, đầu dưới của mỗi lò xo gắn quả nặng có khối lượng m. Khi cân bằng lò xo (1) có chiều dài là l1 và lò xo (2) có chiều dài là . Cũng tại vị trí đó nếu treo một lò xo khác có chiều dài tự nhiên l0 và có độ cứng  đồng thời treo quả nặng có khối lượng m thì chiều dài của lò xo bằng

A. .                                   B. .                             C. .                                D. .

DẠNG 2. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN NHIỀU LÒ XO

Câu 16.   Hai lò xo A và B có chiều dài tự nhiên bằng nhau được bố trí như hình vẽ.

Độ cứng của lò xo A là 100 N/m. Đầu tự do của A cố định thì hi kéo đầu tự do của lò xo B ra, lò xo A dãn 5 cm, lò xo B dãn 1 cm. Độ cứng của lò xo B bằng

A. 100 N/m.                           B. 25 N/m.

C. 350 N/m.                           D. 500 N/m.

Câu 17. (KSCL Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Hai lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng lần lượt là k1 = 100 N/m, k2 = 150 N/m, có cùng độ dài tự nhiên L0 = 20 cm được treo thẳng đứng vào cùng một điểm. Đầu dưới 2 lò xo nối với một vật khối lượng m = 1kg. Lấy g = 10m/s2. Chiều dài lò xo khi vật cân bằng là

A. 36,6cm.                              B. 35cm.                           

C. 24cm.                            D. 38cm.

Câu 18.  (KSCL Yên Lạc – Vĩnh Phúc). 

Cho cơ hệ như hình vẽ.

 Độ cứng của 2 lò xo là k1 = 40N/m, k2 = 60N/m. Vật có bề dày 2cm. Khoảng cách AB là 47cm, chiều dài tự nhiên hai lò xo bằng nhau và bằng 25cm, độ biến dạng của 2 lò xo ở vị trí cân bằng là

A. ; .                                           B. ;  

C. ; .                                               D. ; .

Câu 19. (KSCL Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên 30 cm, độ cứng k = 50 N/m được treo thẳng đứng. Buộc một vật nặng khối lượng m0 = 100 g vào đầu dưới của lò xo. Sau đó buộc thêm một vật m = 100 g nữa vào giữa lò xo đã bị dãn. Biết khi buộc vật m ở giữa thì lò xo được chia thành hai lò xo có độ cứng . Chiều dài lò xo khi hệ vật cân bằng là

A. 33 cm.                                B. 34 cm.                          

C. 32 cm.                           D. 35 cm.

Câu 20. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 25 cm, có khối lượng không đáng kể, được dùng để treo vật, khối lượng m = 200 g vào điểmA. Khi cân bằng lò xo dài 33cm, g = 10 m/s2. Dùng hai lò xo như trên để móc vật m vào mỗi đầu của lò xo, một đầu còn lại của mỗi lò xo được cố định vào hai diểm A và B nằm trên đường thẳng đứng, cách nhau 72 cm. Biết khi cân bằng cả hai lò xo đều giãn. Vị trí cân bằng O của vật cách A một đoạn

A. 30 cm.                                B. 35 cm.                          

C. 40 cm.                           D. 50 cm.

DẠNG 3. ĐỒ THỊ LỰC ĐÀN HỒI

Câu 21. Hình bên là đồ thị biễu diễn sự phụ thuộc của độ dãn  của một lò xo vào lực kéo F.

Độ cứng của lò xo bằng

A.0,8N/m.                              B.0,4N/m.

C. 1,25N/m.                           D.1N/m.

Câu 22.

Hình bên là đồ thị biễu diễn sự phụ thuộc độ dãn của một lò xo vào lực kéo. Khi lực đàn hồi có giá trị  N thì độ dãn của lò xo bằng

A. 1,5cm.                                B. 3cm.

C. 1cm.                                   D. cm.

Câu 23.  Một hệ gồm 2 lò xo L1, L2 có độ cứng k1 = 60 N/m, k2 = 40 N/m một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn vào vật m có thể dao động điều hoà theo phương ngang như hình vẽ.

Khi ở trạng thái cân bằng lò xo L1 bị nén 2 cm. Độ biến dạng của lò xo 2 bằng

A. 2cm                                    B. 3cm.

C. 1cm.                                   D. 4cm.

 

...

---Để xem tiếp nội dung 3 dạng bài tập trắc nghiệm về Lực đàn hồi môn Vật Lý 10, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu 3 dạng bài tập trắc nghiệm về Lực đàn hồi hay và có đáp án môn Vật Lý 10. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?