25 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Quy luật phân li độc lập Sinh học 9 có đáp án

QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

Câu 1: Theo dõi thí nghiệm của Menđen, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn với nhau thu được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là

A. 9 vàng, nhăn: 3 vàng, trơn : 3 xanh, nhăn : 1 xanh, trơn.

B. 9 vàng, trơn : 3 xanh, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 vàng, nhăn.

C. 9 vàng, nhăn: 3 xanh, nhăn : 3 vàng, trơn : 1 xanh, trơn.

D. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

Câu 2: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ thế nào?

A. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.

B. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.

C. 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

D. 4 vàng, trơn : 4 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

Câu 3: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập vì

A. tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.

B. tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn.

C. F2 có 4 kiểu hình.

D. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.

Câu 4: Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là

A. sự tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

B. sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.

C. các gen nằm trên các nhiễm sắc thể.

D. do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.

Câu 5: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về

A. sự phân li độc lập của các tính trạng.

B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.

C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.

D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.

Câu 6: Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng

A. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.

B. hoán vị gen.

C. liên kết gen hoàn toàn.

D. các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh.

Câu 7: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập?

A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.

B. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng.

C. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.

D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.

Câu 8: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a – thân thấp; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Cho cây cà chua thân cao, quả tròn lai với thân thấp, quả bầu dục F1 sẽ cho kết quả như thế nào nếu P thuần chủng? (biết các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử và tính trạng thân cao, quả tròn là trội so với thân thấp, quả bầu dục).

A. 100% thân cao, quả tròn.

B. 50% thân cao, quả tròn : 50% thân thấp, quả bầu dục.

C. 50% thân cao, quả bầu dục : 50% thân thấp, quả tròn.

D. 100% thân thấp, quả bầu dục.

Câu 9: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại giao tử được xác định theo công thức nào?

A. 2n.

B. 3n.

C. 4n.

D. 5n.

Câu 10: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập, trội lặn hoàn toàn thì tỉ lệ phân li kiểu hình được xác định theo công thức nào?

A. (3 : 1)n.

B. (4 : 1)n.

C. (2 : 1)n.

D. (5 : 1)n.

Câu 11: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu gen được xác định theo công thức nào?

A. (1 : 3 : 1)n.

B. (1 : 4 : 1)n.

C. (1 : 2 : 1)n.

D. (1 : 5 : 1)n.

Câu 12: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại kiểu gen được xác định theo công thức nào?

A. 2n.

B. 3n.

C. 4n.

D. 5n.

Câu 13: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại kiểu hình được xác định theo công thức nào?

A. 2n.

B. 3n.

C. 4n.

D. 5n.

Câu 14: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdeeFf khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử là

A. 4.

B. 8.

C. 16.

D. 32.

Câu 15: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cơ thể mang kiểu gen BbDdEEff khi giảm phân bình thường sinh ra các kiểu giao tử là

A. B, B, D, d, E, e, F, f.

B. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf.

C. BbEE, Ddff, BbDd, Eeff.

D. BbDd, Eeff, Bbff, DdEE.

Câu 16: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cho cá thể mang kiểu gen AabbDDEeFf tự thụ phấn thì số tổ hợp giao tử tối đa là

A. 32.

B. 64.

C. 128.

D. 256.

Câu 17: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: ♀ AaBbCcDd x ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ phân li của kiểu hình aaB-C-dd là

A. 3/128.

B. 5/128.

C. 7/128.

D. 9/128.

Câu 18: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: ♀ AaBbCcDd x ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ phân li của kiểu gen AABBCcDd là

A. 0.

B. 13/128.

C. 27/128.

D. 15/128.

Câu 19: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: ♀ AaBbCcDd ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ phân li của kiểu hình không giống mẹ và bố là

A. 37/64.

B. 35/64.

C. 33/64.

D. 31/64.

Câu 20: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: ♀ AaBbCcDd ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ phân li của kiểu hình giống mẹ là

A. 13/128.

B. 15/128.

C. 27/128.

D. 29/128.

Câu 21: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: ♀ AaBbCcDd ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ phân li ở F1 về kiểu gen không giống cả cha lẫn mẹ là

A. 1/4.

B. 1/8.

C. 1/16.

D. 1/32.

Câu 22: Thực hiện phép lai P:AABB x aabb.Các kiểu gen thuần chủng xuất hiên ở con lai F2 là:

A. AABB và AAbb

B. AABB và aaBB

C. AABB, AAbb và aaBB

D. AABB, AAbb, aaBB và aabb

Câu 23: Phép lai tạo ra nhiều kiểu gen và nhiều kiểu hình nhất ở con lai là

A. DdRr x Ddrr

B. DdRr x DdRr

C. DDRr x DdRR

D. ddRr x ddrr

Câu 24: Phép lai tạo ra hai kiểu hình ở con lai là:

A. MMpp x mmPP

B. MmPp x MmPp

C. MMPP x mmpp

D. MmPp x MMpp

Câu 25: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là:

A. AABb x AABb

B. AaBB x Aabb

C. AAbb x aaBB

D. Aabb x aabb

ĐÁP ÁN

1. D

6. A

11. C

16. B

21. C

2. C

7. D

12. B

17. C

22. A

3. A

8. A

13. A

18. A

23. B

4. B

9. A

14. C

19. B

24. D

5. D

10. A

15. B

20. C

25. C

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung 25 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Quy luật phân li độc lập Sinh học 9 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?