142 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 5 HÓA HỌC LỚP 9
Câu 1: Nhiệt độ sôi của rượu etylic là
A. 78,30C. B. 87,30C C. 73,80C. D. 83,70C.
Câu 2: Độ rượu là
A. số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
B. số ml nước có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
C. số gam rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
D. số gam nước có trong 100 gam hỗn hợp rượu với nước.
Câu 3: Trong 100 ml rượu 450 có chứa
A. 45 ml nước và 55 ml rượu nguyên chất.
B. 45 gam rượu nguyên chất và 55 gam nước.
C. 45 ml rượu nguyên chất và 55 ml nước.
D. 45 gam nước và 55 gam rượu nguyên chất.
Câu 4: Công thức cấu tạo của rượu etylic là
A. CH2 – CH3 – OH. B. CH3 – O – CH3. C. CH2 – CH2 – OH2. D. CH3 – CH2 – OH.
Câu 5: Nhóm –OH trong phân tử rượu etylic có tính chất hóa học đặc trưng là (Chương 5/ bài 44/ mức 1)
A. tác dụng được với kim loại giải phóng khí hiđro.
B. tác dụng được với natri, kali giải phóng khí hiđro.
C.tác dụng được với magie, natri giải phóng khí hiđro.
D. tác dụng được với kali, kẽm giải phóng khí hiđro.
Câu 6: Rượu etylic cháy trong không khí, hiện tượng quan sát được là
A. ngọn lửa màu đỏ, tỏa nhiều nhiệt. C. ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.
B. ngọn lửa màu vàng, tỏa nhiều nhiệt. D. ngọn lửa màu xanh, không tỏa nhiệt.
Câu 7: Rượu etylic trong phân tử gồm
A. nhóm etyl ( C2H5) liên kết với nhóm – OH.
B. nhóm metyl (CH3) liên kết với nhóm – OH.
C. nhóm hyđrocacbon liên kết với nhóm – OH.
D. nhóm metyl ( CH3) liên kết với oxi.
Câu 8: Rượu etylic là
A. chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,…
B. chất lỏng màu hồng , nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…
C. chất lỏng không màu, không tan trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…
D. chất lỏng không màu, nặng hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…
Câu 8: Trên nhãn của một chai rượu ghi 180 có nghĩa là
A. nhiệt độ sôi của rượu etylic là 180C.
B. nhiệt độ đông đặc của rượu etylic là 180C.
C. trong 100 ml rượu có 18 ml rượu etylic nguyên chất và 82 ml nước.
D. trong 100 ml rượu có 18 ml nước và 82 ml rượu etylic nguyên chất.
Câu 9: Muốn điều chế 100 ml rượu etylic 650 ta dùng
A. 100 ml nước hòa với có 65 ml rượu nguyên chất.
B. 100 ml rượu etylic nguyên chất có 65 ml nước.
C. 65 ml rượu etylic nguyên chất hòa với 35 ml nước.
D. 35 ml rượu nguyên chất với 65 ml nước.
Câu 10: Rượu etylic tác dụng được với natri vì
A. trong phân tử có nguyên tử oxi.
B. trong phân tử có nguyên tử hiđro và nguyên tử oxi.
C. trong phân tử có nguyên tử cacbon, hiđro và nguyên tử oxi.
D. trong phân tử có nhóm – OH.
Câu 11: Cho 11,2 lít khí etilen ( đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric ( H2SO4) làm xúc tác, thu được 9,2 gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng là
A. 40%. B. 45%. C. 50%. D. 55%.
Câu 12: Cho rượu etylic 900 tác dụng với natri. Số phản ứng hóa học có thể xảy ra là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: Để phân biệt hai chất lỏng không màu là benzen và rượu etylic ta dùng
A. sắt. B. đồng C. natri. D. kẽm.
Câu 14: Cho rượu etylic nguyên chất tác dụng với kali. Số phản ứng hóa học xảy ra là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15: Hợp chất Y là chất lỏng không màu, có nhóm – OH trong phân tử, tác dụng với kali nhưng không tác dụng với kẽm. Y là
A. NaOH. B. CH3COOH. C. Ca(OH)2. D. C2H5OH.
Câu 16: Rượu etylic có khả năng hòa tan trong nước hơn metan, etilen là do :
A. trong phân tử rượu etylic có 2 nguyên tử cacbon.
B. trong phân tử rượu etylic có 6 nguyên tử hiđro.
C. trong phân tử rượu etylic có nhóm – OH.
D. trong phân tử rượu etylic có 2 nguyên tử cacbon và 6 nguyên tử hiđro.
Câu 17: Cho một mẫu natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic. Hiện tượng quan sát được là:
A. có bọt khí màu nâu thoát ra.
B. mẫu natri tan dần không có bọt khí thoát ra.
C. mẫu natri nằm dưới bề mặt chất lỏng và không tan.
D. có bọt khí không màu thoát ra và natri tan dần.
Câu 18: Rượu etylic tác dụng được với dãy hóa chất là
A. KOH; Na; CH3COOH; O2. C. C2H4; Na; CH3COOH; O2.
B. Na; K; CH3COOH; O2. D. Ca(OH)2; K; CH3COOH; O2.
Câu 19: Đốt cháy dẫn xuất của hidrocacbon X, chứa 1 nguyên tử oxi theo sơ đồ sau:
X + 3O2 → 2CO2 + 3H2O. Vậy X có thể là:
A. C2H4O. B. C2H6O. C. C3H8O. D. C3H6O.
Câu 20: Biết tỉ khối hơi của X so với khí metan là 2,875. Công thức phân tử của X là:
A. C2H4O2. B. C3H8O. C. CH4O. D. C2H6O.
...
Trên đây là phần trích dẫn 142 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chương 5 Hóa 9, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!