Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Kết hợp giữa cái thực và cái ảo.
- Sử dụng từ ngữ sinh động, sáng tạo giàu hình ảnh, giàu săc thái biểu cảm.
- Nghệ thuật so sánh và phóng đại
- Tả cảnh ngụ tình
1.2. Nội dung
- Cảnh tượng thiên nhiên sinh động, tráng lệ, hùng vĩ và huyền ảo của thác nước núi Lư khi nhìn từ xa
- Tình người say đắm với thiên nhiên
- Tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng của tác giả.
2. Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư
2.1. Soạn bài tóm tắt
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1.
- Vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả
- Căn cứ vào tiêu đề bài thơ có chữ "vọng": trông từ xa
- Câu thơ thứ hai có từ và cụm từ
- "Dao": xa
- “Vọng Lư sơn bộc bố”: xa ngắm thác núi Lư.
⇒ Vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả phải từ ở xa nhìn lại.
- Lợi thế của vị trí: sẽ nhìn thấy toàn bộ vẻ đẹp của cảnh, thấy được sự hùng vĩ của thác nước.
Câu 2.
- Hình ảnh được miêu tả trong câu thơ thứ nhất
- Nhà thơ Lí Bạch đã miêu tả thác nước vào lúc mặt trời chiếu rọi ánh nắng.
- Thác nước bắn tung bọt, hơi nước tỏa ra như sương khói, mặt trời phản ánh sáng sinh ra những khói tía huyền ảo.
- Thác nước ở trên đỉnh núi giống như một chiếc lò khổng lồ nghi ngút khỏi hương trầm tỏa lên bầu trời. - Ý nghĩa: câu thơ đầu tả núi Hương Lô có tác dụng làm phông nền cho hình ảnh của thác nước được miêu tả cụ thể ở ba câu tiếp theo.
Câu 3. Ba câu mỗi câu miêu tả một vẻ đẹp khác nhau của thác núi Lư. Ba vẻ đẹp ấy bổ sung cho nhau tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp và hoàn chỉnh của thác nước.
- Câu thơ thứ hai
"Dao khan bộc bố quải tiền xuyên"
(Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước)
→ Dòng thác giống như tấm lụa trắng khổng lồ giữa vách đá và dòng sông.
⇒ Cách miêu tả biến cái động thành tĩnh, thác nước chảy (động) thành dải lụa treo đứng im (tĩnh).
- Câu thơ thứ ba
"Phi lưu trực há tam thiên xích"
(Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước)
- Miêu tả sự hùng vĩ của thác nước trong trạng thái động ở các phương diện:
- Tốc độ dòng chảy: “phi” (bay) nhanh khủng khiếp
- Độ dốc của thác: “hực há” đổ thẳng xuống thành đường thẳng đứng vuông góc với dòng sông.
- Độ cao: cao vời vợi tới ba nghìn thước.
→ Một dòng thác vừa thanh, vùa dốc, vừa mạnh vừa cao.
- Câu thơ thứ tư
"Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên"
(Ngỡ là dòng sông rơi tự chín tầng mây)
- Thi tiên Lí Bạch đã đưa ra một sự so sánh hết sức độc đáo bất ngờ. Dòng thác với dải Ngân Hà từ chín tầng trời rơi tuột xuống.
- Sự so sánh đó làm cho thác nước không chỉ kì vĩ mà rất đẹp, rất huyền ảo
→ “Huyền thoại hóa một hình ảnh tạo vật ở trần gian”.
Câu 4.
- Qua cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ ta có thể thấy được tác giả là con người có tâm hồn mạnh mẽ, phóng khoáng, ưa thích những cái hùng vĩ phi thường.
- Tâm hồn say đắm, tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Một năng lực sáng tạo thơ ca độc đáo, phi thường.
Câu 5.
- Cách hiểu nào là tùy em lựa chọn nhưng phải có cách giải thích rõ ràng.
- Cách hiểu theo trong chú thích có lẽ hay hơn vì:
- Hình ảnh miêu tả rõ ràng hơn
- Dòng thác giống như dòng sông treo giữa không trung cho ta cảm giác đẹp và hùng vĩ hơn.
Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Xa nagwms thác núi Lư. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Xa ngắm thác núi Lư.