Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Bài học Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài giúp các em hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức của thực dân và chúa đất thống trị, quá trình người dân các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng. Thấy được những nét độc đáo trong nghệ thuật viết truyện của Tô Hoài. Thông qua video bài giảng cùng phần hướng dẫn soạn bài và phần bài học, Chúng tôi chúc các em có thêm nhiều tiết học hấp dẫn và hiệu quả hơn tại lớp.

Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Tô Hoài

  • Tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920.
  • Quê nội ở Thanh Oai- Hà Đông.
  • Viết văn từ trước Cách mạng. Số lượng tác phẩm đạt kỷ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
  • 1996: Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
  • Một số tác phẩm tiêu biểu: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), O chuột (1942), Truyện Tây Bắc (1953),...

b. Văn bản Vợ chồng A Phủ

  • In trong tập Truyện Tây Bắc – được tặng giải nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955.
  • Hoàn cảnh sáng tác: Trong chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952.

2.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Nhân vật Mị

  • Sự xuất hiện của Mị
    • Một cô gái lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các vật vô tri vô giác.
    • Lúc nào cũng cúi đầu nhẫn nhục và luôn u buồn.

⇒ Cách giới thiệu nhân vật ấn tượng để dẫn dắt vào trình tìm hiểu số phận nhân vật.

  • Cuộc đời cực nhục, khổ đau của Mị
    • Trước khi làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra
      • Là cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo.
      • Là người con hiếu thảo, tự trọng.
    • Khi về làm dâu nhà thống lí
      • Lúc đầu: Mị phản kháng quyết liệt.
        • “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”…
        • Mị tính chuyện ăn lá ngón để tìm sự giải thoát.
        • Vì lòng hiếu thảo nên phải nén nỗi đau riêng, quay trở lại nhà thống lí.
      • Những ngày làm dâu:
        • Bị vắt kiệt sức lao động: bị biến thành một công cụ lao động.
        • Chịu nỗi đau khổ về tinh thần: Bị giam cầm trong căn phòng -> Sống với trạng thái gần như đã chết.
      • Thái độ của Mị:
        • “Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen rồi".
        • “Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, cũng là con ngựa (…) ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”.
        • “Mỗi ngày Mị không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". 

  ⇒ Sống tăm tối, nhẫn nhục, đau khổ, tê liệt về tinh thần, buông xuôi theo số phận.

  • Sức sống tiềm tàng của Mị
    • Cảnh  mùa xuân:
      • “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét tất dữ dội
      • “Đám trẻ đợi tết, chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà..”
      • Mị nghe tiếng sáo gọi bạn “vọng lại thiết tha, bổi hổi”. Mị ngồi nhẩm bài hát của người đang thổi.
    • Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân:
      • Lúc uống rượu đón xuân: “Mị lén lấy hủ rượu, cứ uống ực từng bát”.
      • Khi nghe tiếng sáo gọi bạn:
        • Nhớ lại những kỉ niệm ngọt ngào của quá khứ: thổi sáo, thổi lá giỏi,
        • Thấy trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước
        • Mị có ý nghĩ lạ lùng mà rất chân thực: ăn lá ngón để tự vẫn.
        • Trong đầu Mị vẫn đang rập rờn tiếng sáogọi bạn tình.
        • Những sục sôi trong tâm hồn đã thôi thúc Mị có những hành động:
          • “Lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu”.
          •  “Quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”.
      • Khi bị A Sử trói đứng:
        • “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói.
        • “Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được...”
        • “Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi (…). Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ (…). Mị lúc mê lúc tỉnh…”
    • Tâm trạng và hành động của Mị khi thấy A Phủ bị trói đứng:
      • Lúc đầu, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay.
      • Khi nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại…” của A Phủ: Mị thức tỉnh dần:
        • “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị.
        • Nhớ tới cảnh: Người đàn bà đời trước cũng bi trói đến chết.
        • Nhận thức được tội ác của nhà thống lí.
        • Thương cảm cho A Phủ.
        • Mị lo sợ hốt hoảng, tưởng tượng khi A Phủ đã trốn được: Mị bị bắt trói thay vào đấy.
      • Liều lĩnh hành động:
        • Cắt dây mây cứu A Phủ.
        • “Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra”.

⇒ Là hành động tất yếu: Đó là con đường giải thoát duy nhất, cứu người cũng là tự cứu mình.

⇒ Tài năng của nhà văn trong miêu tả tâm lí nhân vật: Diễn biến tâm lí tinh tế được miêu tả từ nội tâm đến hành động.

b. Nhân vật A Phủ

  • Số phận đặc biệt của A Phủ
    • Từ nhỏ mồ côi cha mẹ, không người thân thích, sống sót qua nạn dịch.
    • Làm thuê, làm mướn, nghèo đến nỗi không thể lấy được vợ vì tục lệ cưới xin.
    • 10 tuổi bị bắt đem bán đổi lấy thóc của người Thái, sau đó trốn thóat và lưu lạc đến Hồng Ngài.
    • Trở thành chàng trai khỏe mạnh, tháo vát, thông minh.
    • Nhiều cô gái mơ ước được lấy A Phủ làm chồng.
  • Tính cách đặc biệt của A Phủ
    • Gan góc từ bé.
    • Lớn lên: dám đánh con quan, sẵn sàng trừng trị kẻ ác.
    • Khi trở thành người làm công gạt nợ:
      •  A Phủ vẫn là con người tự do: “bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng”.
      •  Không sợ cường quyền, kẻ ác:
        • Để mất bò, điềm nhiên vác nửa con bò hổ ăn dở về và nói chuyện đi bắt hổ một cách thản nhiên, điềm nhiên cãi lại thống lí Pá Tra.
        • Lẳng lặng đi lấy cọc và dây mây để người ta trói đứng mình.
    • Bị trói vào cột, A Phủ nhai đứt hai vòng dây mây định trốn thoát.

⇒ Tinh thần phản kháng là cơ sở cho việc giác ngộ Cách mạng nhanh chóng sau này.

⇒ A Phủ có số phận tương đồng với Mị, hai nhân vật có những nét tính cách gần nhau nhưng vẫn có những nét riêng. Tuy nhiên tựu chung ở hai nhân vật ta thấy một số phận nô lệ của thần quyền và cường quyền hủ tục. Họ bị đàn áp và họ đã đứng dậy chống lại chế độ hủ tục đó thành công.

c. Nghệ thuật

  • Khắc họa nhân vật: sống động và chân thực.
  • Miêu tả tâm lí nhân vật: sinh động, đặc sắc.
  • Quan sát, tìm tòi: Có những phát hiện mới lạ trong phong tục, tập quán.
  • Nghệ thuật kể chuyện: uyển chuyển, linh hoạt, mang phong cách truyền thống nhưng đầy sáng tạo.
  • Ngôn ngữ: giản dị, phong phú, đầy sáng tạo, mang bản sắc riêng.
  • Giọng điệu: trữ tình, lôi cuốn người đọc.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ:

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài).

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
  • Giới thiệu nhân vật Mị : kết tinh phẩm chất cao đẹp đồng thời thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

b. Thân bài

  • Quãng đời Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra
    • Mị là bông hoa của núi rừng, tập trung mọi vẻ đẹp của người con gái miền núi (xinh đẹp, tài hoa).
    • Làm dâu nhà thống lí để trả nợ cho cha: giàu đức hi sinh.
  • Khi về làm dâu nhà thống lí
    • Đêm nào cũng khóc: Thể hiện một sự phản kháng.
    • Định tự tử bao nhiêu lần nhưng ý nghĩ thương cha lại kéo Mị về hiện thực.
    • Bị áp bức nhiều làm tê liệt sức sống ở Mị, cô thờ ơ với tất cả mọi thứ: chỉ có duy nhất một ô cửa sổ nhỏ để giao lưu với cuộc sống nhưng chỉ thấy một khoảng trăng trắng không biết sương hay nắng.
    • Sống cuộc đời lầm lũi: Chỉ như con rùa.
  • Đêm tình mùa xuân
    • Hoàn cảnh
      • Mùa xuân về trên bản cao.
      • Tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân đánh thức trong Mị một sức sống tiềm ẩn.
      • Mị uống rượu, trong cơn say thoát khỏi cuộc đời lầm lũi để vươn tới những ý nghĩ đẹp.
      • Ý thức về số phận tủi nhục của mình, Mị một lần nữa muốn tự tử nhưng tiếng sáo (Biểu tượng của tình yêu tuổi trẻ và khát vọng tự do) cứ rập rờn trong lòng Mị làm tan đi ý nghĩ đó trong cô.
      • Một loạt những hành động của Mị thể hiện sức sống đang trỗi dậy trong cô: Khêu đèn cho sáng, quấn tóc, lấy váy hoa.
      • Mặc dù bị A Sử trói nhưng tiếng sáo vẫn thức dậy sức sống trong Mị: Mị vùng dậy bước đi như không nghĩ là mình đang bị trói.
    • Cảnh cứu A Phủ
      • Thấy A Phủ bị trói, lúc đầu Mị dửng dưng vì đó là chuyện bình thường vẫn xảy ra tại nhà thống lí.
      • Giọt nước mắt của A Phủ làm trỗi dậy tình thương và sự đồng cảm trong Mị.
      • Hành động cắt dây trói giải thoát cho A Phủ: Không phải là một hành động tự phát mà là kết quả của một quá trình bị vùi dập, bị đè nén, nó thể hiện sức sống âm ỉ không ngừng chảy trong Mị.
      • Ý thức được được kiếp sống tủi nhục của mình, Mị đã can đảm vượt qua nhà ngục của thống lí Pá Tra với nhiều thé lực hà khắc và những lễ giáo phong kiến trói buộc người phụ nữ.

c. Kết bài

  • Thông qua nhân vật Mị, Tô Hoài bày tỏ thái độ bênh vực quyền sống cho người lao động, đặc biệt là phụ nữ miền núi, đồng thời tác giả ngợi ca phẩm chất cao đẹp của họ. Đây là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
  • Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của Tô Hoài.

4. Soạn bài Vợ chồng A Phủ

Năm 1952 trong chuyến đi thực tế 8 tháng về Tây Bắc, Tô Hoài đã sáng tác “Truyện Tây Bắc” phản ánh cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức bóc lột của thực dân – phong kiến và sự giác ngộ Cách mạng của họ. Để dễ dàng trả lời được hệ thống các câu hỏi trong SGK cũng như nắm được nội dung bài học, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Vợ chồng A Phủ.

5. Một số bài văn mẫu về Vợ chồng A Phủ

Tô Hoài thành công với tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” không chỉ nhờ vốn sống, tình cảm sống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật cùa một cây bút tài hoa. Trong “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, trong đó nổi bật và đáng chú ý nhất là biện pháp phân tích tâm lý và hành động của Mị trong từng chặng đường đời. Để nắm bắt được những chuyển biến tâm lí của các nhân vật cũng như việc phân tích được tác phẩm, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?