Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội

Nhằm giúp các em vận dụng các thao tác lập luận đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra được tốt hơn, Chúng tôi mời các em tham khảo bài giảng Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội. Chúc các em có một bài viết hay và đạt điểm cao.

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn chung

a. Hình thức

  • Kết cấu 3 phần:
    • Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề
    • Thân bài: Làm rõ nội dung cần nghị luận
    • Kết bài: Rút ra bài học nhận thức và liên hệ bản thân

b. Một số thao tác lập luận cần vận dụng vào bài viết

  • Thao tác lập luận phân tích
  • Thao tác lập luận so sánh
  • Thao tác lập luận bác bỏ

1.2. Gợi ý một số đề bài

Đề 1: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh vô cảm" trong xã hội hiện nay.

Đề 2: Anh (chị) hãy trình bày về "bệnh thành tích" - một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội hiện nay.

Câu 3: Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh (chị), làm thế nào để khắc phục thái độ đó?

Câu 4: Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.

Câu 5: Theo anh (chị), làm thế nào để môi trường sống của chúng ta nghày càng xanh, sạch, đẹp?

1.3. Gợi ý cách làm bài

  • Dựa vào đề bài cần tiến hành một số các công việc sau:
    • Xác định vấn đề và yêu cầu cần nghị luận
    • Thu thập tư liệu
    • Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ và cố gắng áp dụng các thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ mới học
    • Lập dàn ý và viết theo dàn ý.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề 1: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp

Suy nghĩ của anh(chị) về hiện tượng trên

Đề 2: Trình bày suy nghĩ của anh chị về lối sống giản dị

Gợi ý làm bài

Đề 1

  • Mở bài:
    • Giới thiệu hiện tượng
    • Dẫn dắt vấn đề
  • Thân bài:
    • Trình bày cách hiểu về hiện tượng (giải thích) .
      • “Vùng sỏi đá khô cằn”
        • Môi trường tự nhiên, môi trường sống khắc nghiệt .
        • Hoàn cảnh sống, hoàn cảnh xã hội khó khăn khắc nghiệt……
      • “Cây hoa dại mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”
        • Sức sống mãnh liệt và kì diệu bền bỉ của cây hoa dại
        • Cái đẹp(chùm hoa) vẫn hiện diện ở nơi khắc nghiệt nhất, thử thách ….
        • Gợi hình ảnh con người vượt lên trên hoàn cảnh để tồn tại, để khẳng định mình đóng góp 1 cách có ý nghĩa cho cuộc đời
      • Không chỉ chứng tỏ cho sức sống mãnh liệt, kì lạ của thiên nhiên mà còn cho thấy những đóa hoa của loài cây ấy đã mang lại vẻ đẹp cho vùng đất khô cằn, xóa đi cái khắc nghiệt cằn cỗi của môi trường sống. Cây hoa dại ấy cũng giống như con người luôn có khả năng vượt lên trên hoàn cảnh để sống và tồn tại, khẳng định bản thân để đóng góp cho cuộc đời, cống hiến cho xã hội những gì tốt đẹp và có ý nghĩa =>Hình ảnh đã gợi lên những suy ngẫm về mối tương quan giữa sự sống với môi trường của con người và hoàn cảnh
    • Trình bày suy nghĩ về hiện tượng 
      • Hiện tượng thiên nhiên gợi lên sức sống mãnh liệt có ý nghĩa → biểu tượng về sự sống, hiện thân cho sự sống của thiên nhiên và con người
      • Đánh thức niềm tin bất diệt về sự sống. (Dẫn chứng: chớ than phận khó ai ơi/ còn da lông mọc, còn chồi lên cây)
        • Hiện tượng thiên nhiên gợi lên suy nghĩ về việc cống hiến dâng tặng những vẻ đẹp cho đời nghị lực sống rất đáng khâm phục
        • Gợi liên tưởng về việc vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt của con người niềm tin vào bản thân và khả năng thôi thúc con người vượt lên và chiến thắng hoàn cảnh(Dẫn chứng: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Ngọc Ký, Đặng Hữu Ân)
      • Con người phải biết cống hiến đóng góp cho cuộc sống cho cuộc đời cho xã hội. Phải sống ngay cả khi cuộc đời tưởng như không thể chịu đựng được nữa=> Ý nghĩa tồn tại của mỗi con người .
    • Bài học nhận thức về hành động
      • Nhận thức sâu sắc về sức sống bền bỉ mãnh liệt của thiên nhiên, những nổ lực vượt lên trên hoàn cảnh của thiên nhiên và con người
      • Phải sống phải nổ lực vươn lên  đóng góp
      • Nhắc nhở mỗi người phải biết trân trọng những sự sống của thiên nhiên dù là những điều nhỏ bé bình dị
      • Cảm thông trân trọng với những con người bị tật nguyền  biết sống một cuộc sống có ý nghĩa, biết vươn lên vượt qua khó khăn thử thách … để làm người có ích, khẳng định chính mình giúp đỡ người khác, đóng góp cho đời
  • Kết bài:
    • Bài học cho bản thân
    • Cảm xúc, cách nhìn nhận vấn đề của cá nhân

Đề 2:

  • Mở bài:
    • Xã hội hiện đại, văn minh và xu thế thay đổi trong lối sống.
    • Sự cần thiết của việc trở lại với lối sống giản dị
  • Thân bài:
    • Trình bày nhận thức về vấn đề:
      • Khái niệm: “giản dị” là đơn giản một cách tự nhiên. Sống giản dị là một phong cách sống lấy tự nhiên và đơn giản làm mục đích, tránh sự phức tạp, rắc rối, cầu kì không cần thiết.
      • Biểu hiện:
        • Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.
        • Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối,...
        • Cách sinh hoạt: hoà đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác.
      • Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống. Không nên nhầm lẫn sống giản dị với sống xuề xoà, dễ dãi, cẩu thả, vì trong những trường hợp này, cái giản đơn bên ngoài là biểu hiện của sự thiếu ý thức ở bên trong.
    • Đánh giá giá trị của lối sống giản dị:
      • Tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống.
      • Khiến con người hoà đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác.
      • Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa.
    • Chứng minh:
      • Tấm gương của Hồ Chủ tịch: dép cao su, áo vải, mà “hồn muôn trượng” vì luôn dành cả trái tim mình cho Tổ quốc, nhân dân. Vì thế sự sông của Người đã vượt mọi giới hạn thông thường về không gian, thời gian.
      • Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyên rất giàu trách nhiệm, nặng tình đời song không tham đua chen chốn quan trường mà chọn thanh bần đế chan hoà với không gian suối rừng thôn dã, tìm sự tự do và thanh thản trong tâm hồn.
    • Đề xuất ỷ kiến:
      • Đế sống giản dị, cần một năng lực sống, năng lực tâm hồn và quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá.
      • Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng môi quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản. Đó là cách sông đế có được sự quý mến của những người bạn chân chính.
  • Kết bài:
    • Có thể kể ngắn gọn một câu chuyện nhỏ, một sự việc có thật trong đời sống làm cơ sở để rút ra bài học và những suy nghĩ, cảm xúc chân thành, thấm thía.

3. Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội

Để nắm vững kiến thức bài học, các em có thể tham khảo bài soạn Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?