Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài
1.1. Nội dung
- Các kiến thức của các văn bản đã học (nội dung và hình thức)
- Những kĩ năng cần thiết khi viết bài viết đã học
1.2. Hình thức
- Đảm bảo bố cục: 3 phần
- Hình thức của bài viết: rõ ràng
2. Soạn bài Viết bài làm văn số 2 Nghị luận văn học
- Đề 1: Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
- Đề 2: Hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương Vợ của Trần Tế Xương
- Đề 3: Nhân cách nhà nho chân chính trong bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát (hoặc Bài ca ngất ngưỡng của Nguyễn Công Trứ)
Gợi ý:
Đề 1: Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
- Hướng dẫn làm bài
- Phân tích đề, xác định yêu cầu của bài viết: cảm nghĩ của chính bản thân về giá trị hiện thực sâu xa của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
- Nên lưu ý từ: cảm nghĩ. Đây là tư liên quan đến thao tác lập luận phân tích và qua đó nêu được cảm nghị của mình về đoạn trích trên các phương diện: tài năng của nhà văn trong việc tái hiện lại bức tranh hiện thực, thái độ đồng tình với tác giả về việc coi thường danh lợi...
- Lập dàn ý cho đề bài
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích
- Thân bài: Cần triển khai rõ các ý sau:
- Bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:
- Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa.
- Cùng với sự xa hoa là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách.
- Từ bức tranh này, ta nhận thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả, đồng thời dự cảm được sự duy tàn của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII đang tới gần.
- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.
Đề 2: Hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương Vợ của Trần Tế Xương
- Hướng dẫn làm bài:
- Phân tích đề, xác định yêu cầu của bài viết:
- Nội dung: hình ảnh người phụ nữ qua các tác phẩm: Bánh trôi nước, Tự tình II của Hồ Xuân Hương, Thương vợ của Trần Tế Xương).
- Phương pháp làm bài: đề bài không yêu cầu thao tác nghị luận cụ thể nhưng người viết cần lưu ý trọng tâm là cảm nghị của mình về hình ảnh người phụ nữ qua các tác phẩm: vẻ đẹp tâm hồn, lòng khao khát hạnh phúc...
- Phân tích đề, xác định yêu cầu của bài viết:
- Lập dàn ý cho đề bài
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Thân bài:
- Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung. Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Trần Tế Xương.
- Phân tích hình ảnh người phụ nữ qua ba bài thơ: Có thể phân tích theo từng bài/Hoặc phân tích theo từng khía cạnh vấn đề như sau:
- Thân phận người phụ nữ xưa: Chịu nhiều thiệt thòi, vất vả.
- Bài Bánh trôi nước: Nỗi buồn về thân phận bị lệ thuộc
- Bài Tự Tình: Buồn về duyên phận không trọng vẹn, suy cho cùng cũng tại bởi họ bị lệ thuộc, họ là nạn nhân của chế độ đa thê.
- Bài Thương vợ: Vất vả vì gánh nặng gia đình
- Phẩm chất người phụ nữ xưa:
- Bài bánh trôi nước: Vẻ đẹp vì gánh nặng gia đình
- Bài tự tình: Khát khao hạnh phúc trọn vẹn
- Bài thương vợ: Tập trung vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam đó là đức tính đảm đang, chịu khó, thương yêu và hi sinh vì chồng con.
- Kết bài: Nêu nhận xét đánh giá và liên hệ về người phụ nữ ngày nay
Đề 3: Nhân cách nhà nho chân chính trong bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát (hoặc Bài ca ngất ngưỡng của Nguyễn Công Trứ)
- Hướng dẫn làm bài:
- Phân tích đề, xác định yêu cầu của bài viết
- Đề bài cũng không yêu cầu cụ thể về phương pháp nhưng trọng tâm ở đây là phân tích. Có thể chọn một trong hai bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) hoặc Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) để thấy được những biểu hiện của nhân cách nhà nho chân chính.
- Lập dàn ý cho đề bài trên.
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Thân bài:
- Về nhân cách nhà nho trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.
- Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong bài thơ này chủ yếu được thể hiện ở tầm nhìn xa rộng của Cao Bá Quát.
- Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Từ chuyện đi trên cát mà liên tưởng đến chuyện lợi danh, đến chốn quan trường là một sự liên tưởng sáng tạo mà lô-gíc. Người đi trên cát sa lầy vào trong cát chẳng khác nào cái mồi công danh, bổng lộc lôi kéo con người, làm cho con người mê muội.
- Nhìn thấy con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, đầy chông gai, tuy chưa thể tìm ra một con đường đi nào khác, song Cao Bá Quát đã thấy không thể cứ đi trên bãi cát danh lợi đó mãi được.
- Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.
- Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong thơ này chủ yếu được thể hiện ở thú chơi "ngông" của con người cậy tài, hiểu sâu sắc cái tài của mình.
- Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách bản thân, Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng đã phô trương sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho.
- Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi hành đạo (khi làm quan, thực hiện các chức phận, ông luôn tỏ ra thẳng thắn, thậm chí dám kiến nghị, góp ý cả cho vua). Có được phong cách ngạo nghễ như vậy vì ông có tài năng và tận tâm với sự nghiệp. Không hề luồn cúi để vinh thân phì gia. Trong đời thực, Nguyễn Công Chứ nhiều lần lập công trạng và là người có tài năng nhiều mặt mặc dù vậy ông vẫn phải chấp nhận một cuộc đời làm quan không mấy thuận lợi (ông bị thăng giáng thất thường).
- Sau khi từ quan, cách ông nghỉ và chơi cũng rất ngông, rất khác thường. Ông đeo mo vào đuôi bò nói là để "che miệng thế gian", ông dẫn các cô gái trẻ lên chùa, ông đi hát ả đào và tự đánh giá cao các việc làm ấy. Ông có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã cống hiến rất nhiều cho đất nước. Theo ông, điều quan trọng nhất của nhà nho là hoạt động thực tiễn chứ không phải nếp sống uốn mình theo dư luận. Ông thích hát nói vì đó là môn nghệ thuật ông say mê từ nhỏ. Vì thế khi về hưu ông vẫn đi hát vì không muốn tỏ ra mình là một bậc phi phàm, khác đời như các thánh nhân.
- Kết bài: Trình bày cảm nghĩ và liên tưởng của bản thân
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Viết bài làm văn số 2 Nghị luận văn học để chuẩn bị cho bài viết được chu đáo hơn.
3. Hỏi đáp về bài Viết bài làm văn số 2 Nghị luận văn học
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Bàn về Vần thơ Bác vần thơ thép...
Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" của HCM có đúng với nhận xét sau không? Trình bày suy nghĩ của em về nhận xét đó đối với hai bài thơ của Bác:
"Vần thơ Bác vần thơ thép
Mà vẫn ung dung bát ngát tình"
-
Suy nghĩ về Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ
Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ. (G.Welles)
Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên?
-
Suy nghĩ về Học, học nữa, học mãi
Suy nghĩ của em về câu nói của Lê-nin: "Học, học nữa, học mãi"?
-
Chứng minh tình yêu quê hương đất nước qua thơ ca
de 1:chung minh tinh yeu que huong dat nuoc qua tho ca
de 2:huong dan cach viet doan van bieu cam cau noi cua M-ro-ki"hay yeu sach,no la nguon kien thuc,chi co kien thuc moi la con duong song"cho em suy nghi gi
lam on giup em voi em dang can gap 2 bai